Doanh nghiệp không dám vay kể cả lãi suất về 0%
Xây nhà không ai mua thì xây nhà làm gì, kể cả Ngân hàng hạ lãi suất bằng 0 DN bất động sản vay cũng "chết". Còn nếu có đầu ra, lãi suất 30% tôi cũng vay… Ông Phạm Thanh Hưng, Phó TGĐ Tập đoàn Bất động sản Thế kỷ (Cen Group) cho biết.
Trong lúc thị trường BĐS đang “đóng băng”, giao dịch không có, các doanh nghiệp bất động sản sống “thoi thóp”, nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Nếu mở quỹ tín dụng hay có nguồn vốn mới cho vay thì DN bất động sản vẫn không vay… kể cả lãi suất bằng không.
Ông Hưng cho rằng, vì đây là thị trường của những nhà đầu tư, giá cao mới có lợi nhuận, giá thấp thì sẽ ko có lợi nhuận… Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ tham gia vào thị trường của các nhà đầu tư quá lớn, khi thị trường nóng lạnh tất cả các mặt từ lãi suất, đến chính sách, lạm phát… nhà đầu tư phải gánh chịu đầu tiên.
Những ai cũng có nhu cầu mua nhà vấn đề là thời điểm nào anh đã thu xếp được tài chính chưa? Đối với những nhà đầu tư nằm trong danh mục 5 -10 năm thì thời điểm này nên mua nhà đất, còn nhà đầu tư trong vòng 1 – 2 tháng thì đây chưa phải là lúc, vì thời gian gắn vậy giá bất động sản chưa lên được...
Nếu người dân có nhu cầu thực sự mua nhà, nếu vay ngân hàng thì sẽ chịu lãi suất cao. Vì khó khăn chung của nhà đầu tư và khách hàng, nên giá cả BĐS mới giảm, nhưng đa số người nhu cầu thực sự lại không có tiền để mua, vì chi phí vốn cao.
Ông Hưng lý giải rằng, thời điểm trước đây giá lên cao nhưng người tiêu dùng kiếm tiền dễ, thu nhập tốt, lãi suất thấp… thì họ cũng sẽ có khả năng mua được nhà. Ngược lại nếu trước kia người tiêu dùng tích lũy được nhiều tiền để đến thời điểm mua nhà thì quá tốt…
Vấn đề với các ngân hàng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS là lấy gì để bù đắp cho những khoản cho vay. Mặc dù đã có xác nhận về hiện tượng doanh nghiệp gán nợ cho ngân hàng bằng chính dự án của mình, nhưng kinh nghiệm từ năm 2007 đến nay cho thấy chẳng có mấy ngân hàng thực hiện được việc kinh doanh dự án đất đai cũng giỏi giang như kinh doanh tiền tệ. Vì thế, chấp nhận gán nợ dự án cũng có nghĩa là ngân hàng phải ôm thêm một khối tài sản không bán được.
Nguy cơ tài sản dạng dự án không thể bán được là lớn hơn hẳn so với các khoản cho vay cá nhân. Hiện nay, hệ số tiêu thụ của rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã trở nên quá tồi tệ, có doanh nghiệp không bán được một căn hộ nào, cũng có doanh nghiệp chỉ có doanh thu vỏn vẹn 1 tỷ đồng.
Vậy giải pháp hữu hiệu hiện nay là Ngân hang mở hầu bao cho những người tiêu dùng vay lãi suất thấp, từ đó, người tiêu dùng có tiền mua nhà, dự án của các chủ đầu tư sẽ bán được.
Trong lúc thị trường BĐS đang “đóng băng”, giao dịch không có, các doanh nghiệp bất động sản sống “thoi thóp”, nhiều ngân hàng hạ lãi suất cho vay. Nếu mở quỹ tín dụng hay có nguồn vốn mới cho vay thì DN bất động sản vẫn không vay… kể cả lãi suất bằng không.
Ông Hưng cho rằng, vì đây là thị trường của những nhà đầu tư, giá cao mới có lợi nhuận, giá thấp thì sẽ ko có lợi nhuận… Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ tham gia vào thị trường của các nhà đầu tư quá lớn, khi thị trường nóng lạnh tất cả các mặt từ lãi suất, đến chính sách, lạm phát… nhà đầu tư phải gánh chịu đầu tiên.
Các DN bất động sản không mặn mà vay vốn để tiếp tục thực hiện dự án?
Những ai cũng có nhu cầu mua nhà vấn đề là thời điểm nào anh đã thu xếp được tài chính chưa? Đối với những nhà đầu tư nằm trong danh mục 5 -10 năm thì thời điểm này nên mua nhà đất, còn nhà đầu tư trong vòng 1 – 2 tháng thì đây chưa phải là lúc, vì thời gian gắn vậy giá bất động sản chưa lên được...
Nếu người dân có nhu cầu thực sự mua nhà, nếu vay ngân hàng thì sẽ chịu lãi suất cao. Vì khó khăn chung của nhà đầu tư và khách hàng, nên giá cả BĐS mới giảm, nhưng đa số người nhu cầu thực sự lại không có tiền để mua, vì chi phí vốn cao.
Ông Hưng lý giải rằng, thời điểm trước đây giá lên cao nhưng người tiêu dùng kiếm tiền dễ, thu nhập tốt, lãi suất thấp… thì họ cũng sẽ có khả năng mua được nhà. Ngược lại nếu trước kia người tiêu dùng tích lũy được nhiều tiền để đến thời điểm mua nhà thì quá tốt…
Vấn đề với các ngân hàng có liên quan đến doanh nghiệp BĐS là lấy gì để bù đắp cho những khoản cho vay. Mặc dù đã có xác nhận về hiện tượng doanh nghiệp gán nợ cho ngân hàng bằng chính dự án của mình, nhưng kinh nghiệm từ năm 2007 đến nay cho thấy chẳng có mấy ngân hàng thực hiện được việc kinh doanh dự án đất đai cũng giỏi giang như kinh doanh tiền tệ. Vì thế, chấp nhận gán nợ dự án cũng có nghĩa là ngân hàng phải ôm thêm một khối tài sản không bán được.
Nguy cơ tài sản dạng dự án không thể bán được là lớn hơn hẳn so với các khoản cho vay cá nhân. Hiện nay, hệ số tiêu thụ của rất nhiều doanh nghiệp BĐS đã trở nên quá tồi tệ, có doanh nghiệp không bán được một căn hộ nào, cũng có doanh nghiệp chỉ có doanh thu vỏn vẹn 1 tỷ đồng.
Vậy giải pháp hữu hiệu hiện nay là Ngân hang mở hầu bao cho những người tiêu dùng vay lãi suất thấp, từ đó, người tiêu dùng có tiền mua nhà, dự án của các chủ đầu tư sẽ bán được.
Theo Infonet