DN nước ngoài “lấn sân” sang thị trường dịch vụ BĐS?
Theo một số liệu thống kê, thị trường dịch vụ bất động sản (BĐS) tại Việt Nam (tiếp thị, phân phối, định giá, tư vấn đầu tư, quản lý điều hành dự án...) đang gần như nằm trọn trong tay các doanh nghiệp nước ngoài với 90% thị phần.
Theo đó, những hợp đồng quản lý, tư vấn, thiết kế, tiếp thị... resort, khách sạn nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cao cấp tại Việt Nam đang nằm trong tay các công ty nước ngoài có thương hiệu quốc tế. Nhận định của các chuyên gia địa ốc cho rằng, hiện ba đại gia trong lĩnh vực dịch vụ BĐS tại Việt Nam là CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam và Colliers đang chiếm thế thượng phong, khi nắm đến khoảng 90% thị phần. Họ đều là những công ty nước ngoài đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ BĐS tại Việt Nam, và mỗi đơn vị đều có thế mạnh nghiên cứu thị trường riêng.
Lý giải vì sao ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh BĐS “lấn sân” sang thị trường Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của việc này chính là tâm lý “sính ngoại” vốn đã thấm sâu vào suy nghĩ của đại đa số người dân Việt Nam. Tâm lý này cho rằng, hàng ngoại chất lượng tốt hơn hàng nội, trong đó, BĐS cũng không ngoại lệ. Nhà thầu trong nước có thể thi công một hạng mục nào đó của công trình nhưng chủ đầu tư vẫn cho rằng để nhà thầu nước ngoài làm sẽ "chắc ăn" hơn, “uy tín” hơn. Cách quản lý khai thác và vận hành tòa nhà, khu du lịch cũng diễn ra tương tự như vậy. Quan niệm này đã diễn ra trong một thời gian dài và sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, tư tưởng sính ngoại không chỉ riêng trong lĩnh vực BĐS mà nó còn tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực khác. Nhiều công ty chất lượng dịch vụ ở mức trung bình nhưng cũng sử dụng mác ngoại, tên ngoại với mong muốn sẽ bán được giá cao hơn. Còn có những công ty ngoại, các chủ đầu tư là người nước ngoài sử dụng các dịch vụ ngoại. Tuy nhiên, những dịch vụ bên trong như đội ngũ công nhân làm những công việc cụ thể lại là người Việt Nam nhưng các sản phẩm lại được bán với giá rất cao. Có những công ty sử dụng dịch vụ ngoại nhưng lại chỉ khai thác những mặt mạnh của họ sau đó triển khai bằng nội lực của họ và bán theo giá nội địa. Như vậy, trong việc “sính ngoại” này về chất lượng dịch vụ cũng như mức đô chuyên nghiệp của họ, chúng ta cần phải bàn tới nhiều.
Trong khi giá thuê các công ty nước ngoài thường đắt hơn các công ty trong nước từ 20 – 30%, nhưng chất lượng dịch vụ có khi chỉ ngang ngửa nhau. Song nguyên nhân khiến các chủ đầu tư vẫn tín nhiệm dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài là do “trong nước chưa phát triển mạnh, thương hiệu không lớn”.
Một điểm yếu nữa của các doanh nghiệp nội là ôm quá nhiều dịch vụ mà không chuyên như các công ty nước ngoài. Điều này sẽ càng khiến các doanh nghiệp Việt Nam muốn chen chân vào lĩnh vực này phải chịu nhiều áp lực và không thể có “tuổi thọ” lâu dài như các công ty nước ngoài.
Bên cạnh đó, do lịch sử phát triển ngành BĐS của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đi sau vài chục, thậm chí hàng trăm năm so với các nước tại Châu Á và trên toàn thế giới. Đây là yếu tố quyết định doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với các tập đoàn BĐS quốc tế do thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Hy vọng trong thời gian tới, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ chuyên nghiệp và trình độ quản lý tốt hơn để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ảnh minh họa, Nguồn internet. |
Theo đó, những hợp đồng quản lý, tư vấn, thiết kế, tiếp thị... resort, khách sạn nghỉ dưỡng, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại cao cấp tại Việt Nam đang nằm trong tay các công ty nước ngoài có thương hiệu quốc tế. Nhận định của các chuyên gia địa ốc cho rằng, hiện ba đại gia trong lĩnh vực dịch vụ BĐS tại Việt Nam là CBRE Việt Nam, Savills Việt Nam và Colliers đang chiếm thế thượng phong, khi nắm đến khoảng 90% thị phần. Họ đều là những công ty nước ngoài đã có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực dịch vụ BĐS tại Việt Nam, và mỗi đơn vị đều có thế mạnh nghiên cứu thị trường riêng.
Lý giải vì sao ngày càng có nhiều công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh BĐS “lấn sân” sang thị trường Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân của việc này chính là tâm lý “sính ngoại” vốn đã thấm sâu vào suy nghĩ của đại đa số người dân Việt Nam. Tâm lý này cho rằng, hàng ngoại chất lượng tốt hơn hàng nội, trong đó, BĐS cũng không ngoại lệ. Nhà thầu trong nước có thể thi công một hạng mục nào đó của công trình nhưng chủ đầu tư vẫn cho rằng để nhà thầu nước ngoài làm sẽ "chắc ăn" hơn, “uy tín” hơn. Cách quản lý khai thác và vận hành tòa nhà, khu du lịch cũng diễn ra tương tự như vậy. Quan niệm này đã diễn ra trong một thời gian dài và sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, tư tưởng sính ngoại không chỉ riêng trong lĩnh vực BĐS mà nó còn tồn tại ở rất nhiều lĩnh vực khác. Nhiều công ty chất lượng dịch vụ ở mức trung bình nhưng cũng sử dụng mác ngoại, tên ngoại với mong muốn sẽ bán được giá cao hơn. Còn có những công ty ngoại, các chủ đầu tư là người nước ngoài sử dụng các dịch vụ ngoại. Tuy nhiên, những dịch vụ bên trong như đội ngũ công nhân làm những công việc cụ thể lại là người Việt Nam nhưng các sản phẩm lại được bán với giá rất cao. Có những công ty sử dụng dịch vụ ngoại nhưng lại chỉ khai thác những mặt mạnh của họ sau đó triển khai bằng nội lực của họ và bán theo giá nội địa. Như vậy, trong việc “sính ngoại” này về chất lượng dịch vụ cũng như mức đô chuyên nghiệp của họ, chúng ta cần phải bàn tới nhiều.
Trong khi giá thuê các công ty nước ngoài thường đắt hơn các công ty trong nước từ 20 – 30%, nhưng chất lượng dịch vụ có khi chỉ ngang ngửa nhau. Song nguyên nhân khiến các chủ đầu tư vẫn tín nhiệm dịch vụ của các doanh nghiệp nước ngoài là do “trong nước chưa phát triển mạnh, thương hiệu không lớn”.
Một điểm yếu nữa của các doanh nghiệp nội là ôm quá nhiều dịch vụ mà không chuyên như các công ty nước ngoài. Điều này sẽ càng khiến các doanh nghiệp Việt Nam muốn chen chân vào lĩnh vực này phải chịu nhiều áp lực và không thể có “tuổi thọ” lâu dài như các công ty nước ngoài.
Bên cạnh đó, do lịch sử phát triển ngành BĐS của Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam đi sau vài chục, thậm chí hàng trăm năm so với các nước tại Châu Á và trên toàn thế giới. Đây là yếu tố quyết định doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh nổi với các tập đoàn BĐS quốc tế do thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Hy vọng trong thời gian tới, các doanh nghiệp BĐS Việt Nam sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, mức độ chuyên nghiệp và trình độ quản lý tốt hơn để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo Tầm Nhìn