Đầu tư BĐS bị cản trở: Nguyên nhân vì đâu?
Thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội đang rơi vào tình trạng đứng im tại hầu hết các phân khúc. Chỉ trong một thời gian ngắn, giá bán của hầu hết các phân khúc đều giảm mạnh, đặc biệt là đất nền dự án. Đầu tư BĐS trong thời điểm này đang gặp khá nhiều cản trở.
Động thái siết vốn của các ngân hàng đang khiến nguồn tiền mặt trên thị trường trở nên khan hiếm. Đồng thời, giá BĐS tại khu vực Hà Nội ở mức cao ngất ngưởng do nhu cầu quá nhiều, cùng với tình trạng “thổi giá” của “cò nhà đất” đang khiến thị trường bộc lộ một số biểu hiện phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định.
Nguyên nhân đầu tiên khiến nhà đầu tư không tham gia thị trường trong lúc này là bởi, giá BĐS đang ở mức quá cao. Hiện tượng giao dịch tạo nhu cầu giả, tức là đầu cơ tích trữ, tự mua đi bán lại với nhau để kích giá đất lên đã vô tình tạo bong bóng, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Đặc biệt là tâm lý đầu tư theo đám đông, theo “phong trào” vẫn diễn ra phổ biến. Vì vậy, khi khả năng sinh lợi giảm, khả năng “lướt sóng” của thị trường không còn thì lại dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái.
Có thể thấy, cơ cấu hàng hoá bất động sản còn thiếu cân đối. Những năm gần đây, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại căn hộ cao cấp, biệt thự. Đến nay, thị trường này dần rơi vào bão hòa. Trong khi đó lại thiếu các sản phẩm có quy mô và giá cả phù hợp với nhu cầu của đa số người dân, đặc biệt là loại hình nhà ở xã hội và nhà ở cho thuê.
Ở Việt Nam, tính minh bạch của thị trường BĐS vốn không cao. Khi hình thành một dự án, bản thân chủ đầu tư bán cho nhà đầu tư thứ cấp đã có chênh lệch rồi. Thứ cấp lại đi huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi bán ra thị trường họ bán chênh lệch 4-5 giá, sau một thời gian họ vay để trả tiến độ rồi họ lại sang tay. Thị trường bất động sản qua tay thứ cấp rồi mới đến người mua thực. Chủ đầu tư bán 15-17 triệu mỗi m2 nhưng thị trường lên tới 24-25 triệu.
Bên cạnh đó là hệ thống tài chính BĐS thiếu tính chuyên nghiệp từ quản lý đến quy mô doanh nghiệp và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng. Nguồn vốn cho thị trường chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và tiết kiệm của người dân. Nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn lại rất cao, hiện dao động ở mức trên 20%. Do đó, khi ngân hàng siết chặt cho vay đã tác động tới kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư. Vì thiếu vốn, lại không thể huy động nhanh nguồn vốn từ BĐS của mình, các doanh nghiệp đang hoạt động rất cầm chừng và kéo dài tiến độ dự án.
Hệ thống tài chính và thị trường BĐS chưa gắn kết được với nhau, trong khi hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, chưa được quản lý đồng bộ… Tham nhũng trong khu vực quản lý nhà đất luôn ở mức khá cao, tính minh bạch, rõ ràng của thị trường còn kém, thông tin bị bưng bít… Những bất cập nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu, lâu dài nhằm giúp BĐS dần trở thành kênh đầu tư an toàn.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. |
Động thái siết vốn của các ngân hàng đang khiến nguồn tiền mặt trên thị trường trở nên khan hiếm. Đồng thời, giá BĐS tại khu vực Hà Nội ở mức cao ngất ngưởng do nhu cầu quá nhiều, cùng với tình trạng “thổi giá” của “cò nhà đất” đang khiến thị trường bộc lộ một số biểu hiện phát triển thiếu lành mạnh và không ổn định.
Nguyên nhân đầu tiên khiến nhà đầu tư không tham gia thị trường trong lúc này là bởi, giá BĐS đang ở mức quá cao. Hiện tượng giao dịch tạo nhu cầu giả, tức là đầu cơ tích trữ, tự mua đi bán lại với nhau để kích giá đất lên đã vô tình tạo bong bóng, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát. Đặc biệt là tâm lý đầu tư theo đám đông, theo “phong trào” vẫn diễn ra phổ biến. Vì vậy, khi khả năng sinh lợi giảm, khả năng “lướt sóng” của thị trường không còn thì lại dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái.
Có thể thấy, cơ cấu hàng hoá bất động sản còn thiếu cân đối. Những năm gần đây, các doanh nghiệp chú trọng nhiều vào đầu tư loại căn hộ cao cấp, biệt thự. Đến nay, thị trường này dần rơi vào bão hòa. Trong khi đó lại thiếu các sản phẩm có quy mô và giá cả phù hợp với nhu cầu của đa số người dân, đặc biệt là loại hình nhà ở xã hội và nhà ở cho thuê.
Ở Việt Nam, tính minh bạch của thị trường BĐS vốn không cao. Khi hình thành một dự án, bản thân chủ đầu tư bán cho nhà đầu tư thứ cấp đã có chênh lệch rồi. Thứ cấp lại đi huy động vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Khi bán ra thị trường họ bán chênh lệch 4-5 giá, sau một thời gian họ vay để trả tiến độ rồi họ lại sang tay. Thị trường bất động sản qua tay thứ cấp rồi mới đến người mua thực. Chủ đầu tư bán 15-17 triệu mỗi m2 nhưng thị trường lên tới 24-25 triệu.
Bên cạnh đó là hệ thống tài chính BĐS thiếu tính chuyên nghiệp từ quản lý đến quy mô doanh nghiệp và sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng, thị trường bất động sản vẫn phụ thuộc lớn vào động thái của chính sách tiền tệ, tín dụng. Nguồn vốn cho thị trường chủ yếu từ hệ thống ngân hàng và tiết kiệm của người dân. Nguồn tín dụng trung và dài hạn hầu như không có, trong khi lãi suất vay ngắn hạn lại rất cao, hiện dao động ở mức trên 20%. Do đó, khi ngân hàng siết chặt cho vay đã tác động tới kế hoạch triển khai dự án của các chủ đầu tư. Vì thiếu vốn, lại không thể huy động nhanh nguồn vốn từ BĐS của mình, các doanh nghiệp đang hoạt động rất cầm chừng và kéo dài tiến độ dự án.
Hệ thống tài chính và thị trường BĐS chưa gắn kết được với nhau, trong khi hành lang pháp lý còn nhiều bất cập, chưa được quản lý đồng bộ… Tham nhũng trong khu vực quản lý nhà đất luôn ở mức khá cao, tính minh bạch, rõ ràng của thị trường còn kém, thông tin bị bưng bít… Những bất cập nêu trên đòi hỏi phải có những giải pháp hữu hiệu, lâu dài nhằm giúp BĐS dần trở thành kênh đầu tư an toàn.
Theo Tầm Nhìn