Cần ban hành Luật Kiến trúc sư để cứu đô thị
Cần nhanh chóng ban hành Luật Kiến trúc sư để “cứu” lấy bộ mặt đô thị đang bị nham nhở hiện nay
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép nghiên cứu và soạn thảo dự án Luật Kiến trúc sư (KTS), Hội KTS Việt Nam cũng vừa đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì thành lập ủy ban soạn thảo luật. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc hình thành luật này. Vì lý do đó, ngày 8- 6, Hội KTS TPHCM đã tổ chức tọa đàm về KTS và hành nghề KTS.
Nghề để lại “hậu quả”
Theo luật sư Nguyễn Tiên Quang, KTS là một nghề khá đặc thù, tác động trực tiếp đến xã hội. Bởi lẽ, họ là những người xài nhiều của cải vật chất của xã hội và cũng để lại “hậu quả” lâu dài cả hữu hình lẫn vô hình. Đó là những công trình quy hoạch - kiến trúc, diện mạo đô thị, sâu xa hơn là văn minh - văn hóa. Vì vậy, Luật KTS vừa bảo đảm, bảo vệ cho họ trong công việc vừa điều chỉnh họ theo hướng sáng tạo vì cộng đồng xã hội.
Nghiên cứu mới nhất từ Viện Kiến trúc - Bộ Xây dựng về “Cải tiến mô hình quản lý hành nghề KTS phù hợp với nền kinh tế thị trường và Luật Xây dựng” cho thấy từ nay đến năm 2020, thị trường tư vấn kiến trúc sẽ có chuyển hướng mạnh theo quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Khối lượng cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng, công trình từ đô thị về nông thôn liên tục gia tăng, cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nhu cầu to lớn về xây dựng.
Chính vì vậy, đầu tư ngân sách Nhà nước vào lĩnh vực tư vấn kiến trúc giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn vốn khác. Tư vấn kiến trúc do đó sẽ chuyển ra khỏi khu vực Nhà nước để hình thành thị trường tự do. Nhu cầu xây dựng kéo theo sự gia tăng số lượng KTS, phát sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý đội ngũ này.
Nói theo chủ đầu tư
Hiện nay, chỉ TP Hà Nội và TPHCM có cơ quan quản lý quy hoạch- kiến trúc là sở quy hoạch - kiến trúc, các tỉnh - thành còn lại đều do sở xây dựng kiêm nhiệm nhưng dường như các KTS vẫn còn đứng ngoài cuộc các công trình dân sinh, xã hội.
Theo KTS Nguyễn Văn Tất, Phó Chủ tịch Hội KTS TPHCM, hiện cả nước có hơn 17.000 KTS, trong đó TPHCM có 3.000 người. Đội ngũ này tuy đông nhưng không mạnh do chất lượng đào tạo kém và không có môi trường hành nghề phù hợp. Do đó, đất nước vẫn chưa có những KTS có tài, có tâm làm trụ cột, chưa kể sự tồn tại của những KTS không có đạo đức nghề nghiệp.
Theo KTS Tất, các KTS hiện nay chưa thể tự do sáng tạo trong công tác quy hoạch, kiến trúc mà chủ yếu vẫn “nói theo chủ đầu tư”. Một khi lực lượng KTS cả nước không được tập hợp bằng một điều luật chung thì khó phát huy trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền kiến trúc, văn hóa nước nhà.
Cấp bách
KTS Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TPHCM, đặt vấn đề đối tượng điều chỉnh luật là những người hành nghề KTS việc ra luật cũng như “trói buộc” các KTS nhưng tại sao hầu hết các KTS đều bức xúc về việc chưa ra luật để “trói buộc” họ? Đó là do tất cả đều ý thức Luật KTS là cần thiết, để họ biết được mình cần làm gì và không được làm gì.
Hiện nay, liên quan đến hành nghề KTS có khoảng 50 văn bản quy định, định hướng do Nhà nước ban hành. Các văn bản này vẫn thiếu cụ thể đối với nghề kiến trúc, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, các quy định còn chung chung, không phù hợp với thông lệ quốc tế dù Việt Nam đã ký hiệp định chung trong khối ASEAN về hành nghề tư vấn kiến trúc.
Chúng cũng ít có tác dụng đối với việc đào tạo đội ngũ KTS chuyên nghiệp. Theo PGS - TS Trần Trọng Hanh, Luật KTS phải được cấp bách ban hành để kiểm soát nghiêm ngặt hành nghề KTS, cũng như bảo vệ lợi ích xã hội trong việc sử dụng dịch vụ tư vấn do các tổ chức hành nghề KTS.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép nghiên cứu và soạn thảo dự án Luật Kiến trúc sư (KTS), Hội KTS Việt Nam cũng vừa đề nghị Bộ Xây dựng chủ trì thành lập ủy ban soạn thảo luật. Dẫu vậy, vẫn còn nhiều ý kiến tranh cãi xung quanh việc hình thành luật này. Vì lý do đó, ngày 8- 6, Hội KTS TPHCM đã tổ chức tọa đàm về KTS và hành nghề KTS.
Nghề để lại “hậu quả”
Theo luật sư Nguyễn Tiên Quang, KTS là một nghề khá đặc thù, tác động trực tiếp đến xã hội. Bởi lẽ, họ là những người xài nhiều của cải vật chất của xã hội và cũng để lại “hậu quả” lâu dài cả hữu hình lẫn vô hình. Đó là những công trình quy hoạch - kiến trúc, diện mạo đô thị, sâu xa hơn là văn minh - văn hóa. Vì vậy, Luật KTS vừa bảo đảm, bảo vệ cho họ trong công việc vừa điều chỉnh họ theo hướng sáng tạo vì cộng đồng xã hội.
Cần sớm ban hành Luật KTS để “cứu” bộ mặt nham nhở của đô thị trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Ảnh: TẤN THẠNH |
Nghiên cứu mới nhất từ Viện Kiến trúc - Bộ Xây dựng về “Cải tiến mô hình quản lý hành nghề KTS phù hợp với nền kinh tế thị trường và Luật Xây dựng” cho thấy từ nay đến năm 2020, thị trường tư vấn kiến trúc sẽ có chuyển hướng mạnh theo quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Khối lượng cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng, công trình từ đô thị về nông thôn liên tục gia tăng, cũng như thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ tạo ra nhu cầu to lớn về xây dựng.
Chính vì vậy, đầu tư ngân sách Nhà nước vào lĩnh vực tư vấn kiến trúc giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn vốn khác. Tư vấn kiến trúc do đó sẽ chuyển ra khỏi khu vực Nhà nước để hình thành thị trường tự do. Nhu cầu xây dựng kéo theo sự gia tăng số lượng KTS, phát sinh nhiều vấn đề trong công tác quản lý đội ngũ này.
Nói theo chủ đầu tư
Hiện nay, chỉ TP Hà Nội và TPHCM có cơ quan quản lý quy hoạch- kiến trúc là sở quy hoạch - kiến trúc, các tỉnh - thành còn lại đều do sở xây dựng kiêm nhiệm nhưng dường như các KTS vẫn còn đứng ngoài cuộc các công trình dân sinh, xã hội.
Theo KTS Nguyễn Văn Tất, Phó Chủ tịch Hội KTS TPHCM, hiện cả nước có hơn 17.000 KTS, trong đó TPHCM có 3.000 người. Đội ngũ này tuy đông nhưng không mạnh do chất lượng đào tạo kém và không có môi trường hành nghề phù hợp. Do đó, đất nước vẫn chưa có những KTS có tài, có tâm làm trụ cột, chưa kể sự tồn tại của những KTS không có đạo đức nghề nghiệp.
Theo KTS Tất, các KTS hiện nay chưa thể tự do sáng tạo trong công tác quy hoạch, kiến trúc mà chủ yếu vẫn “nói theo chủ đầu tư”. Một khi lực lượng KTS cả nước không được tập hợp bằng một điều luật chung thì khó phát huy trách nhiệm, sức mạnh tổng hợp để xây dựng nền kiến trúc, văn hóa nước nhà.
Cấp bách
KTS Khương Văn Mười, Chủ tịch Hội KTS TPHCM, đặt vấn đề đối tượng điều chỉnh luật là những người hành nghề KTS việc ra luật cũng như “trói buộc” các KTS nhưng tại sao hầu hết các KTS đều bức xúc về việc chưa ra luật để “trói buộc” họ? Đó là do tất cả đều ý thức Luật KTS là cần thiết, để họ biết được mình cần làm gì và không được làm gì.
Hiện nay, liên quan đến hành nghề KTS có khoảng 50 văn bản quy định, định hướng do Nhà nước ban hành. Các văn bản này vẫn thiếu cụ thể đối với nghề kiến trúc, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, các quy định còn chung chung, không phù hợp với thông lệ quốc tế dù Việt Nam đã ký hiệp định chung trong khối ASEAN về hành nghề tư vấn kiến trúc.
Chúng cũng ít có tác dụng đối với việc đào tạo đội ngũ KTS chuyên nghiệp. Theo PGS - TS Trần Trọng Hanh, Luật KTS phải được cấp bách ban hành để kiểm soát nghiêm ngặt hành nghề KTS, cũng như bảo vệ lợi ích xã hội trong việc sử dụng dịch vụ tư vấn do các tổ chức hành nghề KTS.
Cần làm rõ nhiều nội dung
Luật KTS áp dụng cho tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hành nghề KTS tại Việt Nam. Theo nhiều người, nên làm rõ các nội dung: điều kiện hành nghề, được - không được làm gì, quyền tác giả - tác phẩm đối với các công trình quy hoạch - kiến trúc, trách nhiệm cơ quan quản lý Nhà nước… Đặc biệt, luật phải chú trọng đến các quy định về công tác đào tạo, xây dựng đội ngũ KTS.
Theo NLĐ