BĐS hết thời ‘vơ tiền’ từ tài nguyên, lobby chính sách
“Việc một số doanh nghiệp bất động sản (BĐS) chuyển sang các lĩnh vực sản xuất là xu hướng tốt. Đã đến lúc việc “vơ tiền” từ tài nguyên và lobby từ chính sách phải chấm dứt”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết.
Giảm lãi suất vẫn ế
Những con số nợ khủng cùng với kết quả kinh doanh lỗ nặng đã cho thấy tình cảnh “bi đát” của nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay.
Đặc biệt, mặc dù mặt bằng lãi suất cho bất động sản đã được hạ đáng kể, song dường như phản ứng của thị trường vẫn là ‘đứng im’.
Hiện một số ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất khá thấp cùng với nhiều ưu đãi cho lĩnh vực BĐS. Ngân hàng HSBC Việt Nam giảm cho vay về 15,5%/năm và khuyến mãi miễn lãi suất vay trong tháng đầu tiên.
Trước đó, Ngân hàng Đầu tư - phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra mức lãi vay "sốc" là 10%/năm nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng mua căn hộ tại một số dự án cụ thể. Trước mắt là dự án Khu nhà ở, dịch vụ thương mại và trường học Nam Đô (Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Toàn cầu (GP Inverst) đầu tư. Lãi suất này áp dụng trong 12 tháng vay đầu tiên.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng dành 1.000 tỉ đồng cho vay BĐS với LS 14,2%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay, thời gian vay 180 tháng, mức vay tối đa là 90% nhu cầu vốn...
Rõ ràng, việc ngân hàng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng cũng là cơ hội gián tiếp giúp các doanh nghiệp BĐS có thể thu hút vốn trong thời điểm khan hiếm như hiện nay. Tuy nhiên, điều này có trở thành hiện thực hay không lại là vấn đề khác.
Có một thực tế là mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm song theo ý kiến của một số doanh nghiệp thì động thái này không có tác dụng nhiều đối với thị trường hiện nay.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cen Group cho rằng, ngoài hạ lãi suất, Chính phủ cũng đã có những thay đổi về cách nhìn với thị trường bất động sản như đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế, giãn thời gian nộp tiền đất, bỏ bất động sản ra khỏi danh mục phi sản xuất, các vấn đề về giải ngân bất động sản...
Đó là tín hiệu đáng mừng vì nó tác động đến niềm tin của nhà đầu tư và các chủ đầu tư dự án, để họ có thể tiếp tục triển khai dự án của mình.
Tuy nhiên, tác động thực sự tới thị trường bất động sản thì về nguyên tắc luôn có một độ trễ nhất định. Sản phẩm bất động sản chỉ có thể đến được với người dân khi người dân phải có tiền mua nhà, đó mới là điều quan trọng nhất.
“Bây giờ chúng tôi có thể vay tiền để đầu tư dự án. Tuy nhiên nếu không có đầu ra, không có người mua thì dù lãi suất có một vài phần trăm đi nữa, chúng tôi cũng ngần ngại đầu tư dự án mới”, ông Hưng chia sẻ.
‘Bức tranh đẹp’ không che dấu mãi được
Dù nhiều giải pháp cứu thị trường bất động sản đã được đưa ra, song thực tế vẫn chưa có tín hiệu tích cực nào thể hiện rõ rệt.
Nhiều doanh nghiệp BĐS thậm chí còn phải chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực thủy sản (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) đầu tư 500 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), chuyển sang khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng (Tập đoàn Đất Xanh), hay trồng cao su như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai,…
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc một doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực sản xuất là quy luật tất yếu. Đã đến lúc việc ‘vơ tiền’ từ tài nguyên và lobby từ chính sách phải chấm dứt. Nhưng chấm dứt hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi cơ chế chính sách cũng như cách thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng.
Ông Phong cũng cho biết, việc cơ quan thuế lần đầu tiên công bố những con số nợ khủng của các đại gia BĐS cho thấy những vấn đề cần phải nhìn thẳng, nói thật.
‘Trước đây, thời thị trường hưng thịnh, các đại gia BĐS là những người được biết đến với những thú chơi siêu xe, sở hữu biệt thự triệu đô, tiêu tiền như nước. Thì nay, ‘bức tranh đẹp’ không thể che dấu mãi được. Nợ thuế, lãi kém là điều tất yếu phải xảy ra”, TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Cũng theo ông Phong, thị trường hiện nay đã qua giai đoạn xin dự án, bán chênh lệch giá rồi để treo, thu lợi. Đã đến lúc các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu đầu cơ chụp giật phải thay đổi, ngay cả những đại gia lớn trong làng BĐS, để tránh bong bóng BĐS có thể đổ vỡ.
Giảm lãi suất vẫn ế
Những con số nợ khủng cùng với kết quả kinh doanh lỗ nặng đã cho thấy tình cảnh “bi đát” của nhiều doanh nghiệp BĐS hiện nay.
Đặc biệt, mặc dù mặt bằng lãi suất cho bất động sản đã được hạ đáng kể, song dường như phản ứng của thị trường vẫn là ‘đứng im’.
Hiện một số ngân hàng đã đưa ra mức lãi suất khá thấp cùng với nhiều ưu đãi cho lĩnh vực BĐS. Ngân hàng HSBC Việt Nam giảm cho vay về 15,5%/năm và khuyến mãi miễn lãi suất vay trong tháng đầu tiên.
Bức tranh đẹp bất động sản khó che dấu nổi
Trước đó, Ngân hàng Đầu tư - phát triển Việt Nam (BIDV) đã đưa ra mức lãi vay "sốc" là 10%/năm nhưng chỉ áp dụng đối với khách hàng mua căn hộ tại một số dự án cụ thể. Trước mắt là dự án Khu nhà ở, dịch vụ thương mại và trường học Nam Đô (Hà Nội) do Công ty cổ phần đầu tư dầu khí Toàn cầu (GP Inverst) đầu tư. Lãi suất này áp dụng trong 12 tháng vay đầu tiên.
Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) cũng dành 1.000 tỉ đồng cho vay BĐS với LS 14,2%/năm trong 3 tháng đầu của khoản vay, thời gian vay 180 tháng, mức vay tối đa là 90% nhu cầu vốn...
Rõ ràng, việc ngân hàng nới lỏng tín dụng cho các khách hàng cũng là cơ hội gián tiếp giúp các doanh nghiệp BĐS có thể thu hút vốn trong thời điểm khan hiếm như hiện nay. Tuy nhiên, điều này có trở thành hiện thực hay không lại là vấn đề khác.
Có một thực tế là mặc dù lãi suất huy động tiếp tục giảm song theo ý kiến của một số doanh nghiệp thì động thái này không có tác dụng nhiều đối với thị trường hiện nay.
Ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Cen Group cho rằng, ngoài hạ lãi suất, Chính phủ cũng đã có những thay đổi về cách nhìn với thị trường bất động sản như đưa ra các chính sách hỗ trợ về thuế, giãn thời gian nộp tiền đất, bỏ bất động sản ra khỏi danh mục phi sản xuất, các vấn đề về giải ngân bất động sản...
Đó là tín hiệu đáng mừng vì nó tác động đến niềm tin của nhà đầu tư và các chủ đầu tư dự án, để họ có thể tiếp tục triển khai dự án của mình.
Tuy nhiên, tác động thực sự tới thị trường bất động sản thì về nguyên tắc luôn có một độ trễ nhất định. Sản phẩm bất động sản chỉ có thể đến được với người dân khi người dân phải có tiền mua nhà, đó mới là điều quan trọng nhất.
“Bây giờ chúng tôi có thể vay tiền để đầu tư dự án. Tuy nhiên nếu không có đầu ra, không có người mua thì dù lãi suất có một vài phần trăm đi nữa, chúng tôi cũng ngần ngại đầu tư dự án mới”, ông Hưng chia sẻ.
‘Bức tranh đẹp’ không che dấu mãi được
Dù nhiều giải pháp cứu thị trường bất động sản đã được đưa ra, song thực tế vẫn chưa có tín hiệu tích cực nào thể hiện rõ rệt.
Nhiều doanh nghiệp BĐS thậm chí còn phải chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực thủy sản (Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và khai thác công trình giao thông 584 (Công ty 584) đầu tư 500 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco), chuyển sang khai thác khoáng sản, làm vật liệu xây dựng (Tập đoàn Đất Xanh), hay trồng cao su như Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai,…
Theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, việc một doanh nghiệp chuyển sang lĩnh vực sản xuất là quy luật tất yếu. Đã đến lúc việc ‘vơ tiền’ từ tài nguyên và lobby từ chính sách phải chấm dứt. Nhưng chấm dứt hay không còn phụ thuộc vào sự thay đổi cơ chế chính sách cũng như cách thực hiện các biện pháp phòng chống tham nhũng.
Ông Phong cũng cho biết, việc cơ quan thuế lần đầu tiên công bố những con số nợ khủng của các đại gia BĐS cho thấy những vấn đề cần phải nhìn thẳng, nói thật.
‘Trước đây, thời thị trường hưng thịnh, các đại gia BĐS là những người được biết đến với những thú chơi siêu xe, sở hữu biệt thự triệu đô, tiêu tiền như nước. Thì nay, ‘bức tranh đẹp’ không thể che dấu mãi được. Nợ thuế, lãi kém là điều tất yếu phải xảy ra”, TS. Nguyễn Minh Phong nói.
Cũng theo ông Phong, thị trường hiện nay đã qua giai đoạn xin dự án, bán chênh lệch giá rồi để treo, thu lợi. Đã đến lúc các doanh nghiệp làm ăn theo kiểu đầu cơ chụp giật phải thay đổi, ngay cả những đại gia lớn trong làng BĐS, để tránh bong bóng BĐS có thể đổ vỡ.
Theo VTV News