Bất động sản ở Hà Nội có khả năng tiếp tục giảm giá
Trái ngược với sự hồi phục và không khí sôi động của thị trường chứng khoán trong 2 tháng đầu năm nay, thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội lại tiếp tục rớt giá. Thậm chí sang tháng 3 này, khảo sát diễn biến thị trường cho thấy, dù giá nhà, đất Hà Nội đã giảm thêm một bước nữa so với 2 tháng trước nhưng phía cầu vẫn thờ ơ…
Cắt lỗ cũng không dễ
Thời điểm hiện nay, không thiếu những lời chào mời mua nhà, đất từ báo giấy, trên mạng, gửi qua email đến tin nhắn trực tiếp vào điện thoại của bất cứ ai với giá cực “sốc”. Nhưng dường như, phía người bán càng nỗ lực chào mời thì phía người mua lại chỉ cười nụ và lắc đầu.
Không chỉ căn hộ, đất nền mà người ta còn rao bán cả các... dự án. Ông Trần Quang Vũ, thành viên HĐQT Tập đoàn Pacific cho biết, vừa mua được một dự án đô thị với diện tích hơn 20 ha phía tây Hà Nội với mức giá gần 200 tỉ đồng. Theo ông Vũ, vào thời điểm thị trường chưa đóng băng, dự án này có giá khoảng 500 tỉ đồng. “Bây giờ, dự án đô thị, dự án nhà chung cư rao bán đầy rẫy, giá rẻ chỉ bằng ½ so với năm 2010 nhưng tìm được khách mua không phải dễ. Phải là những dự án có vị trí đắc địa, có tiềm năng về thanh khoản khi triển khai xây nhà mới hy vọng có khách tìm hiểu!”, ông Vũ nói.
Thừa nhận việc chào bán dự án BĐS hiện rất khó khăn, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TASCO (doanh nghiệp chuyên kinh doanh hạ tầng giao thông và đô thị) lấy ví dụ tại doanh nghiệp mình: đầu năm 2011, chỉ cần bán 20 ha tại Khu đô thị Xuân Phương (phía tây Hà Nội), doanh nghiệp ông đã thu được 1.600 tỉ đồng. Nhưng nay rao bán giá bằng một nửa cũng không ai mua. “Tình cảnh các doanh nghiệp BĐS tại Hà Nội hiện nay rất khó khăn, đang có khoảng 50% doanh nghiệp “chết lâm sàng”. Tháng 6 này, chuyện sống, chết của doanh nghiệp BĐS càng lộ rõ”, ông Dũng nhấn mạnh.
Không chỉ các chủ dự án đô thị lớn mới lâm vào tình cảnh khó khăn, hầu hết từ nhà đầu tư đến người tiêu dùng nếu đang có các khoản vay ở ngân hàng đều trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Một chủ dự án xin không nêu tên cho biết, có mảnh đất hơn 400 m2, gần Khu đô thị Linh Đàm, vay tiền ngân hàng đầu tư xây 5 ngôi nhà liền kề để bán. Nhưng khi xây xong, gặp đúng lúc thị trường lao dốc, tin vào vị trí đẹp nên quyết không bán rẻ, nay buộc phải giảm 1 tỉ đồng/nhà nhưng rao bán khá lâu rồi chưa có ai hỏi thăm. Theo ông chủ dự án, giờ buộc phải cắt lỗ nếu không sẽ mất sạch bởi tiền trả lãi ngân hàng mỗi tháng mất hơn tỉ đồng.
Giá nhà, đất vẫn còn khả năng giảm nữa
Theo các chuyên gia BĐS, giá nhà, đất trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khả năng giảm tiếp. Vấn đề không phải là giá nhà, đất chưa về mức hợp lý mà quan trọng là các đối tượng có nhu cầu về nhà ở thì không đủ tiền mua. Với các đối tượng là chủ dự án, nhà đầu tư vay vốn ngân hàng để đầu tư BĐS, bên cạnh việc định kỳ phải trả lãi ngân hàng thì BĐS đang có vẫn liên tục giảm giá khiến các đối tượng này ngày càng nóng ruột. Nay đã đến thời điểm không thể kham nổi nên bung ra bán với mức giá giảm cực sốc để mong bán được nhanh.
Trao đổi với báo chí mới đây về nguồn vốn của thị trường BĐS, ông Lê Chí Phúc, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ SGI Capital cho biết, theo báo cáo tài chính cho tới quý III/2011, nếu coi toàn bộ 171 doanh nghiệp (DN) bất động sản, xây lắp và vật liệu xây dựng là một DN lớn, thì 12 tháng qua, sức khỏe của DN này ngày một xấu đi.
Cụ thể, cuối quý III/2011, tiền và tương đương tiền của nhóm DN này chỉ còn xấp xỉ 15.000 tỷ đồng. Hàng tồn kho và xây dựng dở dang tăng lên mức 150.000 tỷ đồng, các khoản phải thu xấp xỉ 35.000 tỷ đồng, hơn 55.000 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 85.000 tỷ đồng nợ dài hạn. Do đó, nếu tính lãi vay bình quân là 20 - 22%/năm (tức mỗi quý khoảng 5%), thì hàng quý, nhóm DN này phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng. Như vậy, số tiền mặt và tương đương tiền cuối quý III/2011 chỉ đủ để trả 2 quý chi phí lãi vay.
Trong bối cảnh thị trường BĐS ngày càng đóng băng giao dịch, muốn cắt lỗ dự án cũng không dễ, bài toán về vốn đang quá nan giải đối với các chủ dự án, nhà đầu tư chót ôm nhà, đất bằng tiền vay. Do đó, khả năng giảm giá vẫn tiếp tục xảy ra.
Cắt lỗ cũng không dễ
Thời điểm hiện nay, không thiếu những lời chào mời mua nhà, đất từ báo giấy, trên mạng, gửi qua email đến tin nhắn trực tiếp vào điện thoại của bất cứ ai với giá cực “sốc”. Nhưng dường như, phía người bán càng nỗ lực chào mời thì phía người mua lại chỉ cười nụ và lắc đầu.
Thị trường bất động sản ở Hà Nội khả năng tiếp tục giảm giá.
Không chỉ căn hộ, đất nền mà người ta còn rao bán cả các... dự án. Ông Trần Quang Vũ, thành viên HĐQT Tập đoàn Pacific cho biết, vừa mua được một dự án đô thị với diện tích hơn 20 ha phía tây Hà Nội với mức giá gần 200 tỉ đồng. Theo ông Vũ, vào thời điểm thị trường chưa đóng băng, dự án này có giá khoảng 500 tỉ đồng. “Bây giờ, dự án đô thị, dự án nhà chung cư rao bán đầy rẫy, giá rẻ chỉ bằng ½ so với năm 2010 nhưng tìm được khách mua không phải dễ. Phải là những dự án có vị trí đắc địa, có tiềm năng về thanh khoản khi triển khai xây nhà mới hy vọng có khách tìm hiểu!”, ông Vũ nói.
Thừa nhận việc chào bán dự án BĐS hiện rất khó khăn, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần TASCO (doanh nghiệp chuyên kinh doanh hạ tầng giao thông và đô thị) lấy ví dụ tại doanh nghiệp mình: đầu năm 2011, chỉ cần bán 20 ha tại Khu đô thị Xuân Phương (phía tây Hà Nội), doanh nghiệp ông đã thu được 1.600 tỉ đồng. Nhưng nay rao bán giá bằng một nửa cũng không ai mua. “Tình cảnh các doanh nghiệp BĐS tại Hà Nội hiện nay rất khó khăn, đang có khoảng 50% doanh nghiệp “chết lâm sàng”. Tháng 6 này, chuyện sống, chết của doanh nghiệp BĐS càng lộ rõ”, ông Dũng nhấn mạnh.
Không chỉ các chủ dự án đô thị lớn mới lâm vào tình cảnh khó khăn, hầu hết từ nhà đầu tư đến người tiêu dùng nếu đang có các khoản vay ở ngân hàng đều trong tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”.
Một chủ dự án xin không nêu tên cho biết, có mảnh đất hơn 400 m2, gần Khu đô thị Linh Đàm, vay tiền ngân hàng đầu tư xây 5 ngôi nhà liền kề để bán. Nhưng khi xây xong, gặp đúng lúc thị trường lao dốc, tin vào vị trí đẹp nên quyết không bán rẻ, nay buộc phải giảm 1 tỉ đồng/nhà nhưng rao bán khá lâu rồi chưa có ai hỏi thăm. Theo ông chủ dự án, giờ buộc phải cắt lỗ nếu không sẽ mất sạch bởi tiền trả lãi ngân hàng mỗi tháng mất hơn tỉ đồng.
Giá nhà, đất vẫn còn khả năng giảm nữa
Theo các chuyên gia BĐS, giá nhà, đất trên địa bàn Hà Nội vẫn còn khả năng giảm tiếp. Vấn đề không phải là giá nhà, đất chưa về mức hợp lý mà quan trọng là các đối tượng có nhu cầu về nhà ở thì không đủ tiền mua. Với các đối tượng là chủ dự án, nhà đầu tư vay vốn ngân hàng để đầu tư BĐS, bên cạnh việc định kỳ phải trả lãi ngân hàng thì BĐS đang có vẫn liên tục giảm giá khiến các đối tượng này ngày càng nóng ruột. Nay đã đến thời điểm không thể kham nổi nên bung ra bán với mức giá giảm cực sốc để mong bán được nhanh.
Trao đổi với báo chí mới đây về nguồn vốn của thị trường BĐS, ông Lê Chí Phúc, Giám đốc đầu tư Công ty Quản lý quỹ SGI Capital cho biết, theo báo cáo tài chính cho tới quý III/2011, nếu coi toàn bộ 171 doanh nghiệp (DN) bất động sản, xây lắp và vật liệu xây dựng là một DN lớn, thì 12 tháng qua, sức khỏe của DN này ngày một xấu đi.
Cụ thể, cuối quý III/2011, tiền và tương đương tiền của nhóm DN này chỉ còn xấp xỉ 15.000 tỷ đồng. Hàng tồn kho và xây dựng dở dang tăng lên mức 150.000 tỷ đồng, các khoản phải thu xấp xỉ 35.000 tỷ đồng, hơn 55.000 tỷ đồng nợ ngắn hạn và 85.000 tỷ đồng nợ dài hạn. Do đó, nếu tính lãi vay bình quân là 20 - 22%/năm (tức mỗi quý khoảng 5%), thì hàng quý, nhóm DN này phải trả lãi hơn 7.000 tỷ đồng. Như vậy, số tiền mặt và tương đương tiền cuối quý III/2011 chỉ đủ để trả 2 quý chi phí lãi vay.
Trong bối cảnh thị trường BĐS ngày càng đóng băng giao dịch, muốn cắt lỗ dự án cũng không dễ, bài toán về vốn đang quá nan giải đối với các chủ dự án, nhà đầu tư chót ôm nhà, đất bằng tiền vay. Do đó, khả năng giảm giá vẫn tiếp tục xảy ra.
Theo Tin tức