Bất động sản du lịch đã qua thời “hoàng kim”?
Ông Phan Hữu Thắng, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Việt Nam cho rằng, thời gian tới BĐS du lịch sẽ bước vào thời điểm “tĩnh”, vẫn có mua – bán nhưng không sôi động... mà nguyên do cơ bản nhất là thiếu quy hoạch tổng thể phát triển BĐS du lịch.
Tồn tại quá nhiều bất cập
Theo ông Thắng, chính việc thiếu quy hoạch tổng thể phát triển BĐS du lịch, chưa có quy hoạch chi tiết cho từng vùng nên mới dẫn đến việc phát triển tự phát, mất cân đối giữa các vùng miền (mới tập trung chủ yếu tại các tỉnh ven biển miền Trung, chưa chú ý tới việc khai thác lợi thế mà các miền khác như Tây Nguyên, đồng bằng và miền núi phía Bắc, Tây Nam bộ….), tập trung quá nhiều vào phân khúc xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) và cũng chỉ tại một số địa phương địa điểm như Mũi Né (Bình Thuận), dọc tuyến Đà Nẵng - Hội An (Quảng Nam)… Còn các phân khúc khác như: khu vui chơi giải trí đồng bộ, khu mua sắm, các điểm trung chuyển du lịch… vẫn chưa được chú trọng phát triển.
Mặt khác, hiện tượng cấp phép tràn lan các sân golf vừa qua tuy mới được chấn chỉnh theo quy hoạch, nhưng cho thấy tại thời điểm hiện nay cung - cầu đã bão hòa, khó mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư (NĐT) nếu chỉ được phép kinh doanh sân golf đơn thuần. Theo tổng kết của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sau 3 năm (2006 - 2009) thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài về cho các chính quyền địa phương, số lượng sân golf được cấp phép nhiều gấp 20 lần so với số lượng sân golf được cấp phép trong 20 năm trước đó.
Đặc biệt, vấn đề nữa là quản lý nhà nước về BĐS du lịch còn thiếu kinh nghiệm, dẫn đến việc cấp đất hết các vị trí “đắc địa” cho các NĐT, doanh nghiệp (DN) chủ yếu là trong nước, và cho một số NĐT nước ngoài các dự án có quy mô lớn nhưng lại không có năng lực để triển khai thực hiện.
Còn các DN cả trong và ngoài nước thời gian qua (trừ một số quỹ đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài và trong nước đã sớm có sản phẩm từ một vài năm trước) đã đánh giá sai sự phát triển của thị trường và chưa đánh giá chính xác được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ bên ngoài, như sự cạnh tranh của thị trượng nội địa và xu thế tiêu dùng của người dân…
Từ đó, dẫn đến tình trạng hoạt động theo kiểu bầy đàn, đổ xô đi xin đất, lập dự án khi thấy một số dự án thành công ban đầu trong khi không có năng lực về tài chính, chuyên môn. Thậm chí có NĐT trong nước không rõ điều kiện phát triển một dự án BĐS du lịch. Một dự án thành công không vì chỉ có vị trí đẹp, mà phải hội tụ đủ các điều kiện bắt buộc khác về dịch vụ đồng bộ, cơ sở hạ tầng, môi trường xã hội, phương thức kinh doanh… trước và sau bán hàng.
Loay hoay tìm hướng đi
Thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng đang trong tình trạng “cung” vượt “cầu”, giá giảm mạnh, thanh khoản thấp, giảm sức hút đối các NĐT cả trong nước và quốc tế. Các DN BĐS còn loay hoay chưa biết xác định kế hoạch kinh doanh cho năm 2012 như thế nào…
“Thị trường BĐS Việt Nam (VN) nói chung không còn nóng như các năm trước, do vậy, thị trường BĐS du lịch với việc đầu tư hàng loạt các căn hộ, biệt thự ven biển… sẽ tiếp tục ở vào thời điểm “tĩnh”, vẫn có mua có bán nhưng không sôi động, vì nhiều khách hàng trong nước vẫn có tầm nhìn dài, có khả năng thanh khoản, cho đây là kênh đầu tư hiện còn khả năng lớn hơn so với các kênh khác trong bảo toàn vốn” – ông Thắng cho hay.
Để góp phần vào sự phát triển bền vững của BĐS du lịch, DN cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở hỗ trợ tối đa của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn.
Bên cạnh đó, các DN, các NĐT cả trong nước và nước ngoài cần tự đánh giá lại khả năng thực hiện dự án của mình để có các giải pháp thích hợp báo cáo chính quyền tỉnh, thành phố trên địa bàn cùng phối hợp giải quyết, kể cả việc xin tự chấm dứt dự án, giao lại đất cho Nhà nước, cho các NĐT mới.
Mặt khác, các NĐT trong nước và quốc tế, trong khi chưa rõ về quy hoạch phát triển BĐS du lịch của VN, cần bám sát chiến lược phát triển du lịch VN hiện có với các mục tiêu và nội dung cụ thể về vùng, tuyến du lịch, loại hình du lịch, các khu du lịch tổng hợp quốc gia… để xây dựng và điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình trong các năm tới, nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư và sớm mang lại hiệu quả cao.
Tồn tại quá nhiều bất cập
Theo ông Thắng, chính việc thiếu quy hoạch tổng thể phát triển BĐS du lịch, chưa có quy hoạch chi tiết cho từng vùng nên mới dẫn đến việc phát triển tự phát, mất cân đối giữa các vùng miền (mới tập trung chủ yếu tại các tỉnh ven biển miền Trung, chưa chú ý tới việc khai thác lợi thế mà các miền khác như Tây Nguyên, đồng bằng và miền núi phía Bắc, Tây Nam bộ….), tập trung quá nhiều vào phân khúc xây dựng các khu nghỉ dưỡng (resort) và cũng chỉ tại một số địa phương địa điểm như Mũi Né (Bình Thuận), dọc tuyến Đà Nẵng - Hội An (Quảng Nam)… Còn các phân khúc khác như: khu vui chơi giải trí đồng bộ, khu mua sắm, các điểm trung chuyển du lịch… vẫn chưa được chú trọng phát triển.
Mặt khác, hiện tượng cấp phép tràn lan các sân golf vừa qua tuy mới được chấn chỉnh theo quy hoạch, nhưng cho thấy tại thời điểm hiện nay cung - cầu đã bão hòa, khó mang lại lợi nhuận tốt cho các nhà đầu tư (NĐT) nếu chỉ được phép kinh doanh sân golf đơn thuần. Theo tổng kết của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) sau 3 năm (2006 - 2009) thực hiện việc phân cấp quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài về cho các chính quyền địa phương, số lượng sân golf được cấp phép nhiều gấp 20 lần so với số lượng sân golf được cấp phép trong 20 năm trước đó.
BĐS du lịch thời gian tới được dự báo sẽ bước vào thời điểm "tĩnh". Ảnh: Internet
Đặc biệt, vấn đề nữa là quản lý nhà nước về BĐS du lịch còn thiếu kinh nghiệm, dẫn đến việc cấp đất hết các vị trí “đắc địa” cho các NĐT, doanh nghiệp (DN) chủ yếu là trong nước, và cho một số NĐT nước ngoài các dự án có quy mô lớn nhưng lại không có năng lực để triển khai thực hiện.
Còn các DN cả trong và ngoài nước thời gian qua (trừ một số quỹ đầu tư nước ngoài, NĐT nước ngoài và trong nước đã sớm có sản phẩm từ một vài năm trước) đã đánh giá sai sự phát triển của thị trường và chưa đánh giá chính xác được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan từ bên ngoài, như sự cạnh tranh của thị trượng nội địa và xu thế tiêu dùng của người dân…
Từ đó, dẫn đến tình trạng hoạt động theo kiểu bầy đàn, đổ xô đi xin đất, lập dự án khi thấy một số dự án thành công ban đầu trong khi không có năng lực về tài chính, chuyên môn. Thậm chí có NĐT trong nước không rõ điều kiện phát triển một dự án BĐS du lịch. Một dự án thành công không vì chỉ có vị trí đẹp, mà phải hội tụ đủ các điều kiện bắt buộc khác về dịch vụ đồng bộ, cơ sở hạ tầng, môi trường xã hội, phương thức kinh doanh… trước và sau bán hàng.
Loay hoay tìm hướng đi
Thị trường BĐS nói chung và BĐS du lịch nói riêng đang trong tình trạng “cung” vượt “cầu”, giá giảm mạnh, thanh khoản thấp, giảm sức hút đối các NĐT cả trong nước và quốc tế. Các DN BĐS còn loay hoay chưa biết xác định kế hoạch kinh doanh cho năm 2012 như thế nào…
“Thị trường BĐS Việt Nam (VN) nói chung không còn nóng như các năm trước, do vậy, thị trường BĐS du lịch với việc đầu tư hàng loạt các căn hộ, biệt thự ven biển… sẽ tiếp tục ở vào thời điểm “tĩnh”, vẫn có mua có bán nhưng không sôi động, vì nhiều khách hàng trong nước vẫn có tầm nhìn dài, có khả năng thanh khoản, cho đây là kênh đầu tư hiện còn khả năng lớn hơn so với các kênh khác trong bảo toàn vốn” – ông Thắng cho hay.
Để góp phần vào sự phát triển bền vững của BĐS du lịch, DN cần tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên cơ sở hỗ trợ tối đa của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương nhằm giải quyết vấn đề thiếu vốn.
Bên cạnh đó, các DN, các NĐT cả trong nước và nước ngoài cần tự đánh giá lại khả năng thực hiện dự án của mình để có các giải pháp thích hợp báo cáo chính quyền tỉnh, thành phố trên địa bàn cùng phối hợp giải quyết, kể cả việc xin tự chấm dứt dự án, giao lại đất cho Nhà nước, cho các NĐT mới.
Mặt khác, các NĐT trong nước và quốc tế, trong khi chưa rõ về quy hoạch phát triển BĐS du lịch của VN, cần bám sát chiến lược phát triển du lịch VN hiện có với các mục tiêu và nội dung cụ thể về vùng, tuyến du lịch, loại hình du lịch, các khu du lịch tổng hợp quốc gia… để xây dựng và điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình trong các năm tới, nhằm giảm thiểu kinh phí đầu tư và sớm mang lại hiệu quả cao.
Theo Lao Động