Ảm đạm thị trường BĐS Hà Nội
Thấy rõ nhất bức tranh bất động sản hiện này là nhiều trung tâm BĐS phải đóng cửa, công trường các dự án đang thi công một cách cầm chừng hoặc dừng hẳn.
Giới đầu tư bất động sản tại Hà Nội đều nhìn nhận thị trường chưa bao giờ lại ảm đạm, và khó khăn như hiện nay. Cách đây gần 3 năm vào năm 2008, thị trường cũng gặp tình trạng tượng tự khi lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới trong bức trang suy thoái, Chính phủ phải dùng biện pháp thắt tín dụng. Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào thời điểm khó khăn vào cuối năm 2008 thì được “cứu” bởi gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm vào đầu năm 2009 của Chính phủ trị giá khoảng 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). Do đó, vào đầu năm 2009 thị trường bất động sản đã bật lên trở lại.
Còn tình hình hiện nay lại khác so với năm 2008, trước thực trạng khó khăn của thị trường, không những không có gói “cứu trợ” nào mà theo định hướng của Nhà nước, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ mạnh hơn trong những tháng tới, bằng biện pháp giảm tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% vào 31/12/2011.
Bên cạnh đó, mới đây nhất NHNN đã có buổi họp với một số NHTMCP phía Nam về tiến độ thu nợ cho vay phi sản xuất.Tại buổi làm việc NHNN không đề cập phương án nới thời hạn thu nợ phi sản xuất. Điều này sẽ càng làm cho tình hình khó khăn của thị trường tăng lên trong thời gian tới, khi nhiều nhà đầu tư đến thời điểm đáo nợ ngân hàng, sẽ có nguy cơ phải “giải chấp” bất động sản.
Không khí buồn tẻ cũng bao trùm các chợ đất nằm trên dọc đường Lê Văn Lương, Bắc quốc lộ 32, đường Lê Trọng Tấn. Theo ghi nhận phóng viên, trên dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài có hơn 30 văn phòng nhà đất nhưng có đến 1/4 số điểm đóng cửa, không hoạt động. Hay trên tuyến đường 32, chỉ khoảng 1km có đến hơn 100 văn phòng nhà đất nhưng số cửa hàng mở cửa chỉ chiếm 1/3.
Công trường đìu hiu
Nhiều chủ đầu tư vay vốn ngân hàng, cùng với khoản vốn tự có của doanh nghiệp chủ yếu dùng cho giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau khi làm xong gặp thị trường trầm lắng, thanh khoản thấp dẫn đến việc huy động vốn từ khách hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều chủ đầu tư giai đoạn hiện nay đều “án binh bất động”.
Với tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đã dự báo ngay từ đầu năm thị trường bất động sản năm nay sẽ trầm lắng hơn so với giai đoạn năm 2008, và thực tế đã chứng minh điều đó khi trên thị trường hiện nay thanh khoản rất thấp, các doanh nghiệp nhỏ, các trung tâm môi giới chọn giải pháp “án binh bất động” để chờ thời cơ.
Những dự án đang thi công xây dựng sẽ buộc phải giãi tiến độ hoàn thành. Thực tế hiện nay, rất ít công trình đảm bảo được tiến độ thi công như đã đề ra, ít nhiều việc Chính phủ thẳt tín dụng sẽ có tác động đến việc huy động vốn của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng dự án nếu chủ đầu tư đó không có tiềm lực mạnh về tài chính, phụ thuộc nhiều vào vốn vay.
Qua khảo sát một số đô thị mới vùng ven Hà Nội cho thấy, không khí thi công trên công trường trầm lắng hẳn so với trước đây. Chỉ có những hạng mục nào thực sự cần thiết nhằm đảm bảo bàn giao nhà cho khách hàng khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho chủ đầu tư, thì mới được thi công, còn những hạng mục vẫn trong giai đoạn góp vốn đầu tư thì gần như chủ đầu tư đều cầm chừng trong giai đoạn hiện nay.
Một số khu vực dọc trục Lê Trọng Tấn kéo dài vẫn còn là khu đất không chưa được xây dựng các công trình kiến trúc trên đất, mặc dù trước đây việc thi công hạ tầng như san lấp mặt bằng, đường xá, hệ thống thoát nước, điện,…đã được thi công nhưng hiện nay đều phải dừng lại. Công trường trở nên ngổn ngang, thậm chí còn là bãi chăn bò của người dân.
Một số công trình khác ở khu vực Hà Đông, trước đây vốn được xem là đại công trường thì giờ đây cũng tạm ngừng triển khai xây dựng, mặc dù đã xây xong phần móng.
Qua thực tế trên chứng tỏ rằng thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khá ảm đạm và trầm lắng. Và xu hướng này có thể sẽ vẫn kéo dài trong những tháng còn lại của năm 2011.
Giao dịch èo uột
Tạm thời chuyển hướng sang kinh doanh các dịch vụ khác đang là xu hướng mà nhiều trung tâm, sàn BĐS đang hướng đến do thị trường trầm lắng, ảm đạm trong thời gian gần đây do việc thắt chặt tín dụng của Chính phủ.
Sau khi tăng giá nóng vào đầu năm, hiện nhiều dự án bất động sản trên địa bàn Hà Nội rơi vào thực trạng ít giao dịch, giá giảm. Nhiều văn phòng môi giới phải tìm hướng kinh doanh khác, hoặc chuyển hướng sang kinh doanh khác do tình trạng ế ẩm của thị trường bất động sản. Nhiều văn phòng phải tạm thời đóng cửa vì không gánh nổi chi phí đầu vào như tiền thuê văn phòng, tiền lương nhân sự,…trong khi đó giao dịch thành công trong bối cảnh hiện nay rất ít.
Một số trung tâm môi giới BĐS trục Lê Trọng Tấn
phải đóng cửa (ngày 2/6/2011).
phải đóng cửa (ngày 2/6/2011).
Giới đầu tư bất động sản tại Hà Nội đều nhìn nhận thị trường chưa bao giờ lại ảm đạm, và khó khăn như hiện nay. Cách đây gần 3 năm vào năm 2008, thị trường cũng gặp tình trạng tượng tự khi lạm phát tăng cao, nền kinh tế thế giới trong bức trang suy thoái, Chính phủ phải dùng biện pháp thắt tín dụng. Tuy nhiên, khi thị trường rơi vào thời điểm khó khăn vào cuối năm 2008 thì được “cứu” bởi gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm vào đầu năm 2009 của Chính phủ trị giá khoảng 17.000 tỷ đồng (tương đương 1 tỷ USD). Do đó, vào đầu năm 2009 thị trường bất động sản đã bật lên trở lại.
Còn tình hình hiện nay lại khác so với năm 2008, trước thực trạng khó khăn của thị trường, không những không có gói “cứu trợ” nào mà theo định hướng của Nhà nước, chính sách thắt chặt tín dụng sẽ mạnh hơn trong những tháng tới, bằng biện pháp giảm tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% vào 31/12/2011.
Bên cạnh đó, mới đây nhất NHNN đã có buổi họp với một số NHTMCP phía Nam về tiến độ thu nợ cho vay phi sản xuất.Tại buổi làm việc NHNN không đề cập phương án nới thời hạn thu nợ phi sản xuất. Điều này sẽ càng làm cho tình hình khó khăn của thị trường tăng lên trong thời gian tới, khi nhiều nhà đầu tư đến thời điểm đáo nợ ngân hàng, sẽ có nguy cơ phải “giải chấp” bất động sản.
Không khí buồn tẻ cũng bao trùm các chợ đất nằm trên dọc đường Lê Văn Lương, Bắc quốc lộ 32, đường Lê Trọng Tấn. Theo ghi nhận phóng viên, trên dọc tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài có hơn 30 văn phòng nhà đất nhưng có đến 1/4 số điểm đóng cửa, không hoạt động. Hay trên tuyến đường 32, chỉ khoảng 1km có đến hơn 100 văn phòng nhà đất nhưng số cửa hàng mở cửa chỉ chiếm 1/3.
Công trường đìu hiu
Nhiều chủ đầu tư vay vốn ngân hàng, cùng với khoản vốn tự có của doanh nghiệp chủ yếu dùng cho giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Sau khi làm xong gặp thị trường trầm lắng, thanh khoản thấp dẫn đến việc huy động vốn từ khách hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó, nhiều chủ đầu tư giai đoạn hiện nay đều “án binh bất động”.
Với tình trạng như hiện nay, các doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản đã dự báo ngay từ đầu năm thị trường bất động sản năm nay sẽ trầm lắng hơn so với giai đoạn năm 2008, và thực tế đã chứng minh điều đó khi trên thị trường hiện nay thanh khoản rất thấp, các doanh nghiệp nhỏ, các trung tâm môi giới chọn giải pháp “án binh bất động” để chờ thời cơ.
Đất bỏ không cho cỏ mọc gặp khá nhiều
trên trục đường Lê Trọng Tấn kéo dài
trên trục đường Lê Trọng Tấn kéo dài
Những dự án đang thi công xây dựng sẽ buộc phải giãi tiến độ hoàn thành. Thực tế hiện nay, rất ít công trình đảm bảo được tiến độ thi công như đã đề ra, ít nhiều việc Chính phủ thẳt tín dụng sẽ có tác động đến việc huy động vốn của các chủ đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ xây dựng dự án nếu chủ đầu tư đó không có tiềm lực mạnh về tài chính, phụ thuộc nhiều vào vốn vay.
Tình trạng xây dựng hạ tầng dang dở
đang diễn ra ở khá nhiều đô thị mới vùng ven.
đang diễn ra ở khá nhiều đô thị mới vùng ven.
Qua khảo sát một số đô thị mới vùng ven Hà Nội cho thấy, không khí thi công trên công trường trầm lắng hẳn so với trước đây. Chỉ có những hạng mục nào thực sự cần thiết nhằm đảm bảo bàn giao nhà cho khách hàng khi họ đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho chủ đầu tư, thì mới được thi công, còn những hạng mục vẫn trong giai đoạn góp vốn đầu tư thì gần như chủ đầu tư đều cầm chừng trong giai đoạn hiện nay.
Một số khu vực dọc trục Lê Trọng Tấn kéo dài vẫn còn là khu đất không chưa được xây dựng các công trình kiến trúc trên đất, mặc dù trước đây việc thi công hạ tầng như san lấp mặt bằng, đường xá, hệ thống thoát nước, điện,…đã được thi công nhưng hiện nay đều phải dừng lại. Công trường trở nên ngổn ngang, thậm chí còn là bãi chăn bò của người dân.
Đất đô thị trở thành chỗ cho bò gặm cỏ.
Một số công trình khác ở khu vực Hà Đông, trước đây vốn được xem là đại công trường thì giờ đây cũng tạm ngừng triển khai xây dựng, mặc dù đã xây xong phần móng.
Xây xong móng rồi bỏ đấy.
Qua thực tế trên chứng tỏ rằng thị trường bất động sản đang trong giai đoạn khá ảm đạm và trầm lắng. Và xu hướng này có thể sẽ vẫn kéo dài trong những tháng còn lại của năm 2011.
Theo CafeF