Bất động sản Trung Quốc tiếp tục hạ nhiệt
Giá nhà đất tại gần 2/3 các thành phố chính của Trung Quốc trong tháng 2 đã giảm đáng kể so với tháng trước do các biện pháp được áp dụng nhằm chế ngự thị trường bất động sản lại tiếp tục phát huy tác dụng tích cực.
Vào ngày chủ nhật (18/3), Cục thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc cho biết giá nhà đất tại 45 trong số 75 thành phố vừa và lớn của quốc gia này đều giảm đáng kể trong tháng 2. Trong khi đó, tại 21 thành phố khác, giá đất vẫn ổn định và chỉ 4 thành phố vẫn trải qua sự tăng giá. Xét theo cơ sở hàng năm, trong tháng 2, đã có 27 thành phố chứng kiến mức giá giảm, trước đó, trong tháng 1, chỉ có 15 thành phố.
Tin tức này được đưa ra tiếp sau cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong tuần trước rằng giá nhà đất vẫn ở quá xa so với các mức hợp lý. Vì thế, ông đã kêu gọi chính phủ phải duy trì những nỗ lực để “chỉnh đốn” lĩnh vực nhà đất. Theo thủ tướng, những hạn chế lỏng lẻo có thể gây ra những hỗn loạn trong thị trường này.
Trong năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm hạn chế giá bất động sản leo thang, bao gồm những hạn chế về mua ngôi nhà thứ 2, tăng yêu cầu tiền đặt cọc tối thiểu và đưa ra các thuế bất động sản tại các thành phố nhất định. Tuy nhiên, sự suy giảm giá nhà đất dẫn tới những lo ngại tằng tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ yếu đi so với mức 9,2% của năm 2011. Các nhà kinh doanh bất động sản đã bị thua lỗ nhiều do các chính sách thắt chặt và thiếu vốn sau khi chính phủ này tăng tỷ lệ lãi suất và hạn chế cho vay ngân hàng để kiềm chế lạm phát và giảm nhiệt giá bất động sản. Dù vậy, theo các nhà phân tích, chính phủ này không thể nới lỏng các biện pháp làm giảm nhiệt thị trường đó.
Trong khi đó, bà Christine Lagarde, tổng giám đốc của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng của họ do các điều kiện kinh tế toàn cầu yếu kém. Phát biểu tại Bắc Kinh vào ngày Chủ nhật (18/3), bà đã khen ngợi Trung Quốc vì đã giảm thặng dư tài khoản vãng lai xuống thấp hơn 3% GDP so với mức hơn 10% trong năm 2007. Tuy nhiên, bà cho biết “Bối cảnh toàn cầu đã làm gia tăng tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc tiếp tục dẫn đầu bằng cách duy trì vai trò nổi trội trong các thảo luận chính sách toàn cầu và bằng cách duy trì những nỗ lực đẩy nhanh sự chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Tôi khuyến khích việc các chính quyền Trung Quốc đang tập trung, không chỉ vào mức độ tăng trưởng mà còn vào tăng trưởng chung như được nhấn mạnh trong chương trình nghị sự trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 gần đây”.
Vào ngày chủ nhật (18/3), Cục thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc cho biết giá nhà đất tại 45 trong số 75 thành phố vừa và lớn của quốc gia này đều giảm đáng kể trong tháng 2. Trong khi đó, tại 21 thành phố khác, giá đất vẫn ổn định và chỉ 4 thành phố vẫn trải qua sự tăng giá. Xét theo cơ sở hàng năm, trong tháng 2, đã có 27 thành phố chứng kiến mức giá giảm, trước đó, trong tháng 1, chỉ có 15 thành phố.
Tin tức này được đưa ra tiếp sau cảnh báo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo trong tuần trước rằng giá nhà đất vẫn ở quá xa so với các mức hợp lý. Vì thế, ông đã kêu gọi chính phủ phải duy trì những nỗ lực để “chỉnh đốn” lĩnh vực nhà đất. Theo thủ tướng, những hạn chế lỏng lẻo có thể gây ra những hỗn loạn trong thị trường này.
Trong năm ngoái, Bắc Kinh đã đưa ra một loạt các giải pháp nhằm hạn chế giá bất động sản leo thang, bao gồm những hạn chế về mua ngôi nhà thứ 2, tăng yêu cầu tiền đặt cọc tối thiểu và đưa ra các thuế bất động sản tại các thành phố nhất định. Tuy nhiên, sự suy giảm giá nhà đất dẫn tới những lo ngại tằng tăng trưởng tại Trung Quốc sẽ yếu đi so với mức 9,2% của năm 2011. Các nhà kinh doanh bất động sản đã bị thua lỗ nhiều do các chính sách thắt chặt và thiếu vốn sau khi chính phủ này tăng tỷ lệ lãi suất và hạn chế cho vay ngân hàng để kiềm chế lạm phát và giảm nhiệt giá bất động sản. Dù vậy, theo các nhà phân tích, chính phủ này không thể nới lỏng các biện pháp làm giảm nhiệt thị trường đó.
Trong khi đó, bà Christine Lagarde, tổng giám đốc của Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) đã kêu gọi Trung Quốc phải thay đổi mô hình tăng trưởng của họ do các điều kiện kinh tế toàn cầu yếu kém. Phát biểu tại Bắc Kinh vào ngày Chủ nhật (18/3), bà đã khen ngợi Trung Quốc vì đã giảm thặng dư tài khoản vãng lai xuống thấp hơn 3% GDP so với mức hơn 10% trong năm 2007. Tuy nhiên, bà cho biết “Bối cảnh toàn cầu đã làm gia tăng tầm quan trọng của Trung Quốc trong việc tiếp tục dẫn đầu bằng cách duy trì vai trò nổi trội trong các thảo luận chính sách toàn cầu và bằng cách duy trì những nỗ lực đẩy nhanh sự chuyển đổi của nền kinh tế Trung Quốc. Tôi khuyến khích việc các chính quyền Trung Quốc đang tập trung, không chỉ vào mức độ tăng trưởng mà còn vào tăng trưởng chung như được nhấn mạnh trong chương trình nghị sự trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 gần đây”.
Theo Diễn Đàn Doanh Nghiệp