Cuộc thi thiết kế Nhà chọc trời do tạp chí eVolo tổ chức là một cuộc thi tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ và thiết kế sáng tạo. Được thành lập kể từ năm 2006 nhằm lựa chọn và tìm ra những ý tưởng sáng tạo trong kiến trúc và thiết kế, cuộc thi Nhà chọc trời eVolo năm 2011 đã có 715 dự án được gửi từ 95 quốc gia khác nhau (từ 5 châu lục trên thế giới) với các giải là 5 nghìn USD (giải Nhất), 2 nghìn USD (giải Nhì) và 1 nghìn USD (giải Ba).
Thiết kế Re-imagining the Hoover Dam.
Dự án dành vị trí thứ ba có tên là Re-imagining the Hoover Dam (tạm hiểu là Hồi tưởng lại Đập Hoover) đã gây ấn tượng thật đặc biệt thiết kế bởi nghệ sỹ Yheu-Shen Chua đến từ Vương quốc Anh. Dự án này có nghĩa là tái tạo lại hình ảnh một con đập nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Toàn cảnh hệ thống khu vực của con đập ban đầu gồm có một cây cầu, một khu đất phẳng và một thư viện. Dự án mới đã kết hợp tất cả những yếu tố đó và hợp nhất với nhau cho phép du khách có thể tiếp cận và tương tác với dòng sông thông qua một hệ thống các container. Ngoài ra, dự án còn bao gồm một hồ cá đứng xây dọc theo chân tháp treo tại Black Canyon.
Flat Tower là dự án của Yoann Mescam, Paul-Eric Schirr-Bonnans, và Xavier Schirr-Bonnans đến từ nước Pháp đã dành vị trí thứ hai tại cuộc thi. Để bảo tồn bầu trời trong sáng tại một TP có diện tích trung bình, đồng thời đưa ra các giải pháp cho một TP mật độ cao, các KTS người Pháp đã cho ra đời một công trình nhà chọc trời độc đáo có tên gọi là "Flat Tower" (tạm dịch là Tháp Phẳng). Hình dáng của tháp là hình tròn và dẹt. Bên cạnh khả năng đáp ứng số lượng lớn các cư dân của TP, dự án còn có khả năng hoàn hảo trong việc thu thập năng lượng mặt trời và nước mưa, phục vụ cho cả khu vực.
Dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P cho thành phố New Delhi, Ấn Độ.
Dự án dành vị trí dẫn đầu là dự án do Atelier CMJN (Julien Combes, Gaël Brulé) - Pháp thực hiện. Đó là dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P cho TP New Delhi, Ấn Độ. Sở dĩ mang tên như vậy là từ ý tưởng của các chuyên gia muốn công tác tái chế về ôtô được tận dụng tối đa. Số lượng ôtô được sản xuất và được phế thải ngày một gia tăng và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm TP ô nhiễm môi trường. Những chiếc xe tái chế sẽ được sử dụng như những vật liệu xây dựng cho các công trình kiến trúc mới. Kết quả của công tác tác chế ôtô sẽ làm cho không khí trong lành hơn dưới sự sáng tạo của các chuyên gia trong dự án Nhà chọc trời Tái chế LO2P.
Cùng với 3 giải chính thức là những dự án lọt vào vòng chung kết như: Dự án Nhà chọc trời hình cây rất tuyệt vời được thiết kế bởi Eric Gangaye, Frédéric Velaye Andy, Alvin Pakeeroo, Yann Terrer, và Thomas Liaigre dành tặng cho TP Montpellier, Pháp. Dự án Nhà chọc trời Hydro-thermal (thủy - nhiệt) do Wendy Teo Boon Ting & Linda Hagberg thiết kế dành cho Đài Bắc như là sự thay thế cho bức tường đệm bằng sông đứng trên sông Danshui, Đài Loan. Dự án Nhà chọc trời này còn có chức năng đóng vai trò như một hệ thống lọc sạch nước sông và làm gia tăng khối lượng nước sử dụng cho cảnh quan thiên nhiên và toàn khu vực.
Cùng với 3 giải chính thức là những dự án lọt vào vòng chung kết như: Dự án Nhà chọc trời hình cây rất tuyệt vời được thiết kế bởi Eric Gangaye, Frédéric Velaye Andy, Alvin Pakeeroo, Yann Terrer, và Thomas Liaigre dành tặng cho TP Montpellier, Pháp. Dự án Nhà chọc trời Hydro-thermal (thủy - nhiệt) do Wendy Teo Boon Ting & Linda Hagberg thiết kế dành cho Đài Bắc như là sự thay thế cho bức tường đệm bằng sông đứng trên sông Danshui, Đài Loan. Dự án Nhà chọc trời này còn có chức năng đóng vai trò như một hệ thống lọc sạch nước sông và làm gia tăng khối lượng nước sử dụng cho cảnh quan thiên nhiên và toàn khu vực.
Thiết kế tòa tháp Flat Tower.
Dự án Nhà chọc trời Porifera được thiết kế nằm ở đáy sông Siene, Paris. Đó là Nhà chọc trời của các nhà thiết kế Nicolas Jomain và Boriana Tchonkova lấy cảm hứng từ bọt biển. Dự án chia thành ba tòa tháp kết nối với nhiều chức năng khác nhau như khách sạn, văn phòng và nhà ở. Thiết kế hình dạng bên ngoài của công trình khá thú vị với hệ thống mặt tiền có những lỗ lớn nhằm tận dụng năng lượng mặt trời, gió và năng lượng động lực học. Dự án tòa tháp này còn có thể tạo ra nhiên liệu sinh học từ các loại tảo và ánh sáng mặt trời.
Dự án Nhà chọc trời Laminated Wood (Gỗ ép) được thiết kế bởi Tomas Kozelsky, Patrick Bedarf và Dimitrie Andrei Stefanescu dành cho một khu vực bất thường - đó là khu vực trong rừng Amazon. Mục đích của dự án là dành tặng cho vấn đề nghiên cứu, giải trí và giáo dục. Dự án có ý nghĩa là nhằm nâng cao nhận thức về nạn phá rừng nhanh chóng tại Brazil.
Dự án Nhà chọc trời Laminated Wood (Gỗ ép) được thiết kế bởi Tomas Kozelsky, Patrick Bedarf và Dimitrie Andrei Stefanescu dành cho một khu vực bất thường - đó là khu vực trong rừng Amazon. Mục đích của dự án là dành tặng cho vấn đề nghiên cứu, giải trí và giáo dục. Dự án có ý nghĩa là nhằm nâng cao nhận thức về nạn phá rừng nhanh chóng tại Brazil.
(Tổng hợp)
Theo Bantinnhadat