Bí quyết chọn đồ phù hợp cho nhà bếp
Chọn đồ cho nhà bếp nếu không có sự tư vấn - thiết kế của KTS sẽ là điều khó khăn của gia chủ nếu có muốn có một căn bếp hoàn hảo và tiện lợi. Tuy nhiên, với những gia đình không có điều kiện thuê thiết kế vẫn có thể tự mình lựa chọn, bố trí nội thất một cách ổn thoả dù không hoàn chỉnh đến từng centimet.
Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc một số bước cơ bản khi thiết kế phòng bếp cho gia đình:
Thứ nhất, nắm rõ các khu vực chức năng của tủ bếp:
Thiết kế tủ bếp phù hợp cho căn bếp của bạn không hề dễ dàng, rất sai lầm khi gia đình tuỳ hứng ra cửa hàng lựa chọn một mẫu tủ bếp nào đó ưng mắt và mang về lắp đặt. Trước hết là hiểu rõ các khu vực chức năng của tủ bếp, gồm 5 khu vực như sau:
KVA: Khu vực cất giữ đồ khô …
Đây là nơi cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả. Hầu hết các gia chủ khi tu sửa lại kệ bếp đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm. Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch xây kệ bếp mới rất quan trọng.
KVB: Khu vực để bát, dĩa…
Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất. Ngoài ra vị trí kế tiếp trong kệ bếp sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng, sửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.
KVC: Khu vự chậu rửa
Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải. Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này. Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.
KVD: Khu vực chuẩn bị
Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn. Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.
KVD: Khu vực nấu
Đây là trái tim của mỗi căn bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây. Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây.
Thứ hai, lựa chọn kích thước, màu sắc tủ phù hợp với không gian
Bếp rộng hay hẹp là yếu tố chủ đạo quyết định việc lựa chọn tủ bếp, nếu không nghiên cứu hiện trạng của bếp kỹ trước khi mua tủ sẽ gây khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng.
Kích thước tủ bếp: Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 - 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m. Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m. Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo
Màu sắc: của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp.
Khí hậu: Với khí hậu miền Bắc nóng ẩm cho nên phải chọn nơi uy tín, gỗ được tẩm sấy tốt sẽ tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt phần hậu tủ bạn có thể làm thêm tấm nhôm Alumex hoặc tấm nilon chống thấm phía tiếp giáp tường để chống ẩm tránh gây ảnh hưởng đến tủ như mốc, hỏng.
Trang trí: Phần giữa của tủ bếp trên và dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.
Thứ ba, chú ý thiết bị nhà bếp:
Hiện nay phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm (bếp gas, máy hút mùi, máy sấy bát, rửa bát, lò nướng, lò vi song, chậu rửa, vòi rửa …) vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế hợp lý, tiện ích nhất.
Bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới bạn đọc một số bước cơ bản khi thiết kế phòng bếp cho gia đình:
Thứ nhất, nắm rõ các khu vực chức năng của tủ bếp:
Thiết kế tủ bếp phù hợp cho căn bếp của bạn không hề dễ dàng, rất sai lầm khi gia đình tuỳ hứng ra cửa hàng lựa chọn một mẫu tủ bếp nào đó ưng mắt và mang về lắp đặt. Trước hết là hiểu rõ các khu vực chức năng của tủ bếp, gồm 5 khu vực như sau:
KVA: Khu vực cất giữ đồ khô …
Đây là nơi cất giữ thực phẩm như mỳ, gạo, sữa, đồ hộp,… được để trong hệ thống ngăn kéo âm giúp bạn quan sát đồ dễ dàng, sử dụng nhanh chóng, hiệu quả. Hầu hết các gia chủ khi tu sửa lại kệ bếp đều mong muốn mở rộng không gian cất giữ thực phẩm. Đó là lý do tại sao mà việc xác định nhu cầu lưu trữ trong giai đoạn lập kế hoạch xây kệ bếp mới rất quan trọng.
KVB: Khu vực để bát, dĩa…
Nơi cất giữ bát, dĩa, cốc, các đồ hộp nhựa đựng thức ăn và nhiều vật dụng làm bếp khác. Những đồ dùng này được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Chúng ta nên sắp xếp chúng ở những ngăn kéo của tủ bếp dưới, điều này đem lại sự tiện lợi và nhanh chóng. Đây là khu vực chiếm 1/3 không gian bếp. Do đó cho dù các vật dụng này được cất giữ trong tủ bếp trên hay tủ bếp dưới, điều quan trọng vẫn phải lưu ý tới mức độ sử dụng để khi sử dụng được thoải mái, tiện dụng nhất. Ngoài ra vị trí kế tiếp trong kệ bếp sẽ là khu vực chậu rửa, vì như thế sẽ rút ngắn khoảng cách và thời gian khi sử dụng, sửa sạch rồi cất chúng vào trong tủ.
KVC: Khu vự chậu rửa
Bồn rửa và máy rửa chén là trung tâm của khu vực vệ sinh trong bếp. Đây là vị trí hoàn hảo để rửa các vật dụng và lưu trữ rác thải. Khoảng không gian phía dưới bồn rửa thường bỏ trống hoặc hoàn toàn không sử dụng đến. Thật lãng phí nếu bạn không tận dụng hết những khoảng không gian này. Hãy mở rộng không gian lưu trữ bằng cách đặt những ngăn kéo phía dưới bồn rửa. Ngoài ra nếu bạn sử dụng thêm các thành phần chia trong hệ thống ngăn kéo thì việc quan sát và lấy đồ dùng sử dụng sẽ tối ưu.
KVD: Khu vực chuẩn bị
Đây là khu vực lưu trữ những vật dụng trong bếp như dao, kéo, các loại thiết bị dùng điện, gia vị cũng như các vật dụng chế biến thức ăn. Khu vực chuẩn bị là nơi dành cho hoạt động chính trong bếp, nơi bạn có thể chuẩn bị các món ăn. Khu vực này nên đặt giữa khu vực chậu rửa và nấu nướng sẽ tối ưu nhất. Ngoài ra, các ngăn kéo cho khu vực này được đặt ở tủ bếp dưới làm cho các thao tác bếp núc nhanh chóng và tiện dụng hơn.
KVD: Khu vực nấu
Đây là trái tim của mỗi căn bếp. Xung quanh khu vực này để các bếp ga, bếp lò nướng, lò vi sóng, máy hút mùi,…. Các dụng cụ dùng để nấu nướng như nồi, niêu, xoong, chảo,.. cũng được sắp xếp ở đây. Các dụng cụ nấu nướng mà dùng thường xuyên thì nên đặt gần bếp để cho thao tác bếp được thuận tiện và nhanh nhất. Nếu đủ không gian lưu trữ thì các dao kéo dùng trong nấu nướng cũng nên cất giữ ở đây.
Thứ hai, lựa chọn kích thước, màu sắc tủ phù hợp với không gian
Bếp rộng hay hẹp là yếu tố chủ đạo quyết định việc lựa chọn tủ bếp, nếu không nghiên cứu hiện trạng của bếp kỹ trước khi mua tủ sẽ gây khó khăn trong việc lắp đặt và sử dụng.
Kích thước tủ bếp: Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp, thông thường có độ cao từ 80 – 90 cm, sâu từ 45-50cm, tủ bếp trên có độ cao từ 45 - 75cm, độ sâu trung bình từ 30 -35cm. Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi từ 60 – 80cm, khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực khoang chậu rửa, và khu vực khác từ 40 – 60 cm. Tổng chiều cao của toàn bộ tủ từ 2,4 m – 2,5 m, tầm với mở cửa tủ trên tối đa từ 1,8m – 1, 9m. Tùy chiều cao của trần nhà bếp mà chọn loại cao hay thấp. Cao thì khoảng 2.4-2,5m. Thấp thì khoảng 2m. Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I hay tủ bếp đảo
Màu sắc: của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ, thông thường màu tường và màu tủ là hai màu tương phản nhau, màu tường phải làm nền nổi bật cho tủ bếp.
Khí hậu: Với khí hậu miền Bắc nóng ẩm cho nên phải chọn nơi uy tín, gỗ được tẩm sấy tốt sẽ tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt phần hậu tủ bạn có thể làm thêm tấm nhôm Alumex hoặc tấm nilon chống thấm phía tiếp giáp tường để chống ẩm tránh gây ảnh hưởng đến tủ như mốc, hỏng.
Trang trí: Phần giữa của tủ bếp trên và dưới trước đây thường được ốp gạch, nhưng ốp gạch thường có các vân chỉ, sau một thời gian thường bị bám bẩn, khó lau chùi trông mất thẩm mỹ khu bếp, vì vậy hiện nay kính màu cường lực được thay thế và ốp vào vị trí trên, dễ lau chùi và có nhiều màu sắc khác nhau để lựa chọn, tôn lên vẻ đẹp của khu bếp.
Thứ ba, chú ý thiết bị nhà bếp:
Hiện nay phần thiết bị dành cho nhà bếp khá nhiều bao gồm (bếp gas, máy hút mùi, máy sấy bát, rửa bát, lò nướng, lò vi song, chậu rửa, vòi rửa …) vì vậy, khi thiết kế chúng ta phải cân đối vị trí, diện tích cũng như nhu cầu thực tế để thiết kế hợp lý, tiện ích nhất.
Chúng ta cần lưu ý thêm về công năng cất giữ bảo quản đồ khô, thực phẩm, dụng cụ nấu ăn bên trong tủ bếp đó chính là các phụ kiện cho tủ bếp như giá để đồ khô 5 tầng để thực phẩm, đồ khô, giá góc để dụng cụ nấu ăn nồi, xoong, chảo …(tận dụng khu vực góc chết) được lắp đặt cho bếp hình chữ U, L, G, mâm xoay (có chức năng gần giống với giá góc), giá dao thớt, ray trượt bình gas, thùng rác, thùng gạo (tự đóng mở thùng khi đóng mở cánh tủ), tay nâng (lắp đặt cho khoang tủ trên), có thể mở được ở các cao độ khác nhau, tiện dụng khi đóng mở các khoang tủ trên.
KTS. Nguyễn Sỹ Triệu - Công ty Tư vấn Kiến trúc và Xây dựng Trang Kim)