Decor nhà theo trường phái pop-art
Ngôi nhà này nằm tại khu An Phú, quận 2, phía sau cánh cửa gỗ nhỏ là có thể thấy sông Sài Gòn, đây là một ngôi nhà rất độc đáo trong khuôn viên khoảng 200m2. Người thuê nhà đến đây được sáu tháng, sau tám năm ở Philippines.
Gia chủ, Odyl là một giáo viên dạy yoga, cô bắt đầu hành nghề ở châu Á, chồng cô là giám đốc một văn phòng đại diện quảng bá các sản phẩm tạo mùi thơm. Họ có hai bé trai sinh đôi đã được chín tuổi. Trước đó gia đình họ sống trong các ngôi nhà cũ với nội thất hiện đại, tuy nhiên họ không thích thú lắm, và họ đã chọn được căn nhà này mặc dù nhỏ, nhưng có một vị trí đặc biệt, cấu trúc hiện đại và đầy ánh sáng.
Từ cảm hứng của mình, họ trang trí căn nhà để có nhiều ánh sáng và màu sắc, để có cảm giác như khi họ sống ở vùng Provence bên Pháp, căn nhà cũ 200 năm mà họ đã phục hồi. Odyl thích vẽ với các màu sắc tươi sáng, cô nói: “Bạn phải dám làm, và thêm màu sắc cho cuộc sống theo thời gian. Mọi thứ đều nổi bật. Chúng tôi phải sửa chữa nhiều, như may màn cửa, bởi như người ta nói: không có ai phục vụ tốt hơn là chính mình!”.
Căn nhà không điển hình của họ có một góc nhìn ra con sông ngay trên tầng đầu tiên, nhờ vào hàng dãy cửa sổ kính và cửa chớp màu trắng, tạo ra một nguồn sáng cho cả nhà. Một khoảnh sân vuông đi suốt căn nhà kèm với căn phòng này. Phòng khách nằm trên tầng đầu tiên, có một tấm màn sáo hình chữ nhật lớn, với vải màn màu xanh của cây hồi, ở tầng dưới là một nhà bếp với những bức tường màu cam. Đồ nội thất theo khuynh hướng tự nhiên với chất liệu mây, vải, bông, gỗ, len...
Phòng ngủ bố trí ở tầng trệt. Mỗi phòng có một màu chủ đạo, cả màu sơn trên cửa phòng, và trên một số đồ đạc. Màu đen để phù hợp với đồ nội thất làm bằng mây, màn cửa màu da cam, màn cửa màu tím. Cánh cửa màu hồng là của nhà vệ sinh và nhà tắm. Phòng của cậu anh có màu xanh biển, phòng cậu em là màu xanh lá cây hồi. Phòng cuối cùng dành cho khách là màu da cam. Những đồ trang trí có từ các nguồn gốc khác nhau: cây dù mua từ Yangon, Myanmar; bộ sofa Việt Nam, những chiếc ghế câu lạc bộ từ Pháp nhưng làm lại tại Philippines, bàn máy tính do chính họ làm vì muốn có một cái bàn cao 1 mét theo phong cách bàn của quầy bar và đủ để một màn hình kích thước lớn 1m x 1m, những tấm thảm từ Pháp, đầu người bằng thạch cao do chồng của Odyl mua ở một chợ trời tại Sartene, Corsica và hàng loạt món đồ khác nhau mua được khi họ du lịch qua các nơi ở châu Á.
Tất cả các bức tranh đều do Odyl vẽ, một số bức ở trên các cửa sổ do con của họ sáng tác. Chiếc đèn quả bóng do chồng cô phát hiện ở Pháp, sau đó họ đã phục chế và sơn lại. Chiếc bàn trắng được mua tại TP.HCM, cũng như các tủ kệ đựng đồ và tủ cho bọn trẻ, vì nhà không có kho chứa đồ. Chiếc bàn càphê nhỏ vuông là sản phẩm do cuộc thi điêu khắc Paris thiết kế và tặng. Căn phòng được chăm sóc kỹ, với sàn lát gỗ thông. Cái ghế sofa từ những năm 1920 của một người cô, được bọc vải đầy màu sắc để làm mới. Một tấm gương dát vàng từ đầu thế kỷ 20, tìm thấy trong một tầng hầm của một người bác, và được phục hồi tại Việt Nam.
Căn nhà này là một môi trường sống thực sự hoà điệu với các phong cách nghệ thuật pop art đầy màu sắc, vui tươi, với những nét vẽ của họ trên các bức tường, đồ nội thất, đồ trang trí, qua từng chi tiết của nó, toát lên một câu chuyện cổ tích đầy vui nhộn và sáng tạo, tạo ra một năng lượng thực sự tốt và hài hước cho căn nhà.
Bài: Miss Saigon
Ảnh: Nadege Simard
Theo Sài Gòn tiếp thị