Vay nóng... mất nhà!
Nguồn cung tín dụng từ ngân hàng đang siết chặt khiến nhiều người phải vay nóng với lãi suất cao. Không ít người đã mất nhà vì “lãi mẹ đẻ lãi con”
Tìm đến căn nhà trong hẻm 384 đường Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10 - TP.HCM, ông T., năm nay đã 62 tuổi, cho biết do người con trai làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ nên vợ chồng ông phải bán căn nhà.
"Nhà đang bị rao bán để gán nợ, hai vợ chồng già chưa biết sẽ ở đâu? Tôi bệnh nặng mấy bữa nay, còn bà nhà thì đang phải bán xôi ngoài chợ kiếm sống"- ông T. thều thào.
Nợ cũ chồng nợ mới
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết để có tiền làm ăn, con trai ông T. đã vay nóng 800 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng (60%/năm), chưa kể phí dịch vụ, hoa hồng cho "cò". Sau đó, do không thể trả lãi hằng tháng, con trai ông T. tiếp tục tìm đến "chủ tiền" khác vay thêm 1,2 tỉ đồng để đáo nợ khoản tiền đang thiếu.
Điều kiện vay là lập một hợp đồng mua bán nhà. Vay 1,2 tỉ đồng, con trai ông T. lập tức bị trừ ngay phí dịch vụ và lãi suất tháng đầu cộng lại là 9%, trừ thêm 800 triệu đồng nợ cũ phải trả. Rốt cuộc, số tiền con ông T. cầm được chỉ còn hơn 200 triệu đồng cùng món nợ lớn. Cuối cùng, không trả được cả gốc lẫn lãi cho chủ tiền mới, căn nhà của ông T. bị đăng bộ sang tên theo đúng hợp đồng nhưng thực chất là bị gán trừ nợ.
Tương tự, bà B.T nhà ở đường 207, phường An Phú, quận 9 - TP.HCM cần vốn làm ăn nên phải vay nóng hơn 1 tỉ đồng với lãi suất 5%/tháng, chưa kể phí dịch vụ, môi giới. Hợp đồng mua bán nhà được lập giữa bà và chủ tiền với tài sản là căn nhà định giá 1,9 tỉ đồng. Tính ra mỗi tháng, nguyên tiền lãi, bà phải trả cho chủ tiền hơn 50 triệu đồng.
Theo hợp đồng, sau 3 tháng không đóng lãi, chủ tiền sẽ đi đăng bộ hồ sơ sang tên căn nhà. Hiện căn nhà của bà cũng chuẩn bị rao bán để họ thu hồi nợ...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng có nhiều trường hợp người dân vay tiền ngân hàng (NH) nhưng không trả được. Đến ngày đáo hạn, họ đành chạy tìm nguồn tiền bên ngoài để trả NH với hy vọng tất toán xong nợ cũ sẽ được vay tiếp. Thế nhưng vay nóng lãi suất cao khiến "nợ chồng nợ". Kết quả là nhiều người trắng tay, bị siết nhà hoặc phải bán nhà để trả nợ.
Trò chuyện với chúng tôi, "cò" P., một người đã có nhiều năm "dẫn mối" cho vay nóng, nói gần đây tình trạng "con nợ" trắng tay, mất nhà ngày càng nhiều. Theo lời giải thích của P., chủ tiền là những đại gia vừa có nhiều tiền vừa có "máu mặt" khiến người đi vay khó lòng dây dưa. "Dù làm hợp đồng mua bán nhà nhưng người vay chỉ có thể vay được 50%-60% giá trị thực của căn nhà. Khi không trả được nợ, phần thiệt thường thuộc về người đi vay"- P. nhận xét.
"Nắm dao đằng lưỡi"
Thông thường, các chủ tiền chỉ cần thu lãi hằng tháng khoản cho vay đã lời to. Thế nhưng một số trường hợp, chủ tiền còn dùng "chiêu" để lấy nhà của khách vay.
Bà V. ở quận Bình Thạnh - TP.HCM vay 9 tỉ đồng từ chủ tiền (là một sàn giao dịch bất động sản trên đường Cao Thắng nối dài, phường 12, quận 10) để lấy vốn làm ăn nhưng bị thua lỗ. Bà V. muốn vay tiếp 12 tỉ đồng với hy vọng gỡ gạc chuyện làm ăn đồng thời có tiền trả nợ cũ. Qua môi giới của sàn giao dịch bất động sản này, căn nhà của bà V. (nằm ở mặt tiền đường Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh) được một NH định giá và chấp nhận cho vay 11 tỉ đồng.
Tuy nhiên, chủ sàn giao dịch bất động sản lại thông báo với bà V. chỉ được NH cho vay với điều kiện chấp thuận phí dịch vụ 10%. "Mục đích của họ là lấy 10% số tiền vay hoặc để bà V. nản không vay NH và cuối cùng không trả được nợ. Khi đó, họ sẽ gây áp lực đòi nợ để chiếm căn nhà của bà" - "cò" P. tiết lộ.
Mới đây, TAND TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ án "tranh chấp mua bán nhà" giữa nguyên đơn là bà Trần T. H. và bị đơn là ông Nguyễn Thiện V. T. Nội dung vụ án là việc tranh chấp căn nhà trên đường Lý Thường Kiệt, phường 9, quận Tân Bình.
Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ chuyện trước đó ông T. có vay của bà H. 800 triệu đồng thông qua hợp đồng mua bán căn nhà trên. Sau đó, do ông T. không trả được nợ nên chủ nợ đã đi đăng bộ hợp đồng mua bán căn nhà này và sang tên. Ông T. không chịu bàn giao căn nhà dù nhà đã sang tên bà H. dẫn đến tranh chấp...
Luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật, cho biết đa số người vay trong lúc cần tiền đã nghĩ là có thể xoay xở trả được nợ trong thời gian thỏa thuận nên không chú tâm đến việc định giá mua bán nhà (ghi trong hợp đồng mua bán nhà). Vì vậy, khi gặp bất trắc, không trả được nợ vay, phải gán nhà thì bị thiệt hại rất nặng nề.
Tìm đến căn nhà trong hẻm 384 đường Lý Thái Tổ, phường 10, quận 10 - TP.HCM, ông T., năm nay đã 62 tuổi, cho biết do người con trai làm ăn thua lỗ, không có tiền trả nợ nên vợ chồng ông phải bán căn nhà.
"Nhà đang bị rao bán để gán nợ, hai vợ chồng già chưa biết sẽ ở đâu? Tôi bệnh nặng mấy bữa nay, còn bà nhà thì đang phải bán xôi ngoài chợ kiếm sống"- ông T. thều thào.
Nợ cũ chồng nợ mới
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết để có tiền làm ăn, con trai ông T. đã vay nóng 800 triệu đồng với lãi suất 5%/tháng (60%/năm), chưa kể phí dịch vụ, hoa hồng cho "cò". Sau đó, do không thể trả lãi hằng tháng, con trai ông T. tiếp tục tìm đến "chủ tiền" khác vay thêm 1,2 tỉ đồng để đáo nợ khoản tiền đang thiếu.
Điều kiện vay là lập một hợp đồng mua bán nhà. Vay 1,2 tỉ đồng, con trai ông T. lập tức bị trừ ngay phí dịch vụ và lãi suất tháng đầu cộng lại là 9%, trừ thêm 800 triệu đồng nợ cũ phải trả. Rốt cuộc, số tiền con ông T. cầm được chỉ còn hơn 200 triệu đồng cùng món nợ lớn. Cuối cùng, không trả được cả gốc lẫn lãi cho chủ tiền mới, căn nhà của ông T. bị đăng bộ sang tên theo đúng hợp đồng nhưng thực chất là bị gán trừ nợ.
Tương tự, bà B.T nhà ở đường 207, phường An Phú, quận 9 - TP.HCM cần vốn làm ăn nên phải vay nóng hơn 1 tỉ đồng với lãi suất 5%/tháng, chưa kể phí dịch vụ, môi giới. Hợp đồng mua bán nhà được lập giữa bà và chủ tiền với tài sản là căn nhà định giá 1,9 tỉ đồng. Tính ra mỗi tháng, nguyên tiền lãi, bà phải trả cho chủ tiền hơn 50 triệu đồng.
Theo hợp đồng, sau 3 tháng không đóng lãi, chủ tiền sẽ đi đăng bộ hồ sơ sang tên căn nhà. Hiện căn nhà của bà cũng chuẩn bị rao bán để họ thu hồi nợ...
Theo tìm hiểu của chúng tôi, cũng có nhiều trường hợp người dân vay tiền ngân hàng (NH) nhưng không trả được. Đến ngày đáo hạn, họ đành chạy tìm nguồn tiền bên ngoài để trả NH với hy vọng tất toán xong nợ cũ sẽ được vay tiếp. Thế nhưng vay nóng lãi suất cao khiến "nợ chồng nợ". Kết quả là nhiều người trắng tay, bị siết nhà hoặc phải bán nhà để trả nợ.
Trò chuyện với chúng tôi, "cò" P., một người đã có nhiều năm "dẫn mối" cho vay nóng, nói gần đây tình trạng "con nợ" trắng tay, mất nhà ngày càng nhiều. Theo lời giải thích của P., chủ tiền là những đại gia vừa có nhiều tiền vừa có "máu mặt" khiến người đi vay khó lòng dây dưa. "Dù làm hợp đồng mua bán nhà nhưng người vay chỉ có thể vay được 50%-60% giá trị thực của căn nhà. Khi không trả được nợ, phần thiệt thường thuộc về người đi vay"- P. nhận xét.
"Nắm dao đằng lưỡi"
Thông thường, các chủ tiền chỉ cần thu lãi hằng tháng khoản cho vay đã lời to. Thế nhưng một số trường hợp, chủ tiền còn dùng "chiêu" để lấy nhà của khách vay.
Bà V. ở quận Bình Thạnh - TP.HCM vay 9 tỉ đồng từ chủ tiền (là một sàn giao dịch bất động sản trên đường Cao Thắng nối dài, phường 12, quận 10) để lấy vốn làm ăn nhưng bị thua lỗ. Bà V. muốn vay tiếp 12 tỉ đồng với hy vọng gỡ gạc chuyện làm ăn đồng thời có tiền trả nợ cũ. Qua môi giới của sàn giao dịch bất động sản này, căn nhà của bà V. (nằm ở mặt tiền đường Phan Đăng Lưu, phường 3, quận Bình Thạnh) được một NH định giá và chấp nhận cho vay 11 tỉ đồng.
Tuy nhiên, chủ sàn giao dịch bất động sản lại thông báo với bà V. chỉ được NH cho vay với điều kiện chấp thuận phí dịch vụ 10%. "Mục đích của họ là lấy 10% số tiền vay hoặc để bà V. nản không vay NH và cuối cùng không trả được nợ. Khi đó, họ sẽ gây áp lực đòi nợ để chiếm căn nhà của bà" - "cò" P. tiết lộ.
Mới đây, TAND TPHCM đã xét xử phúc thẩm vụ án "tranh chấp mua bán nhà" giữa nguyên đơn là bà Trần T. H. và bị đơn là ông Nguyễn Thiện V. T. Nội dung vụ án là việc tranh chấp căn nhà trên đường Lý Thường Kiệt, phường 9, quận Tân Bình.
Nguyên nhân vụ việc xuất phát từ chuyện trước đó ông T. có vay của bà H. 800 triệu đồng thông qua hợp đồng mua bán căn nhà trên. Sau đó, do ông T. không trả được nợ nên chủ nợ đã đi đăng bộ hợp đồng mua bán căn nhà này và sang tên. Ông T. không chịu bàn giao căn nhà dù nhà đã sang tên bà H. dẫn đến tranh chấp...
Luật sư Nguyễn Thành Công, Giám đốc Công ty Đông Phương Luật, cho biết đa số người vay trong lúc cần tiền đã nghĩ là có thể xoay xở trả được nợ trong thời gian thỏa thuận nên không chú tâm đến việc định giá mua bán nhà (ghi trong hợp đồng mua bán nhà). Vì vậy, khi gặp bất trắc, không trả được nợ vay, phải gán nhà thì bị thiệt hại rất nặng nề.
Khó thắng kiện
Theo luật sư Nguyễn Thành Công, các vụ án tranh chấp mua bán nhà có nguyên nhân từ việc người dân vay nặng lãi ngoài “chợ đen” rồi làm hợp đồng mua bán nhà thời gian qua xảy ra khá nhiều. Khi đã ra tòa, vụ án thường là loại tranh chấp “đòi tài sản” nghĩa là “đòi nhà đã mua mà không giao” bởi lúc này, việc đăng bộ đã hoàn thành, tên trên chủ quyền đã qua người mua.
Vì vậy, nếu tranh chấp, người vay tiền cần chứng minh được hợp đồng mua bán nhà trước đó thực chất là giao dịch giả mới có cơ hội thắng kiện nhưng thường thì rất khó.
Theo Người Lao Động