Vẫn khó tìm vốn mua nhà
Không nhiều dự án BĐS tại Hà Nội được ngân hàng tài trợ vốn cho chủ đầu tư và cho vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn. Lãi suất giảm, giá nhà hạ những tưởng sẽ có cơ hội cho người mua nhà nhưng vấn đề là tìm đâu ra vốn.
Vốn vay không đủ mua nhà
Cần tiền gấp để đóng đợt cuối cùng mua nhà thu nhập thấp tại dự án Đặng Xá, chị Thùy Dung, công tác tại một cơ quan nhà nước từ đầu tháng 6 đến nay đã chạy vạy, gõ cửa khắp các ngân hàng mà chưa được.
Tuần tháng 6, chị cho biết đang làm hồ sơ vay vốn tiêu dùng vẫn phải thế chấp tại ngân hàng Sacombank. Khi lãi suất trần huy động của các ngân hàng thời điểm đó là 11%/năm thì người cần vay tiền như chị phải chịu mức lãi suất 3 tháng đầu là 21,6%/năm, sau đó mới được mức 19,4%/năm. Khi ấy chị có thắc mắc, thì được trả lời, vì vay khoản tiền bé quá (dưới 100 triệu đồng trong 10 năm) nên phải chịu lãi suất cao.
Thấy lãi suất cao quá, chị Dung chuyển qua hỏi BIDV thì có lãi suất mềm hơn. Nếu vay vốn có thế chấp thì lãi suất sẽ là 15,5%/năm, nếu qua lương thì lãi suất 18,5%. Hôm 11/6, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống còn 9%/năm, ngân hàng cho biết, ngân hàng đã liên lạc lại và cho biết lãi suất giảm thêm. Tuy nhiên, chị nhẩm đoán, với việc hạ 2% lãi suất huy động thì lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ ở mức 14-16%.
"Nói thực vay vốn ngân hàng không khó vì mình làm trong cơ quan nhà nước, trả lương qua tài khoản nếu đủ thủ tục thì đều được cho vay, nhưng khó khăn ở chỗ lương thấp nên khoản tiền vay được cũng ít quá. Giai đoạn trước, một số ngân hàng mà mình hỏi còn không cho vay nếu thu nhập dưới 10 triệu/tháng. Trong khi mình thu nhập chỉ 6 triệu đồng/tháng thì chỉ được vay 60 triệu, mà nhà thu nhập thấp thì giá trị tới 600 triệu" - chị chia sẻ trong thấp thỏm.
Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến của người mua nhà thu nhập thấp cũng thổ lộ rất khó khăn trong việc huy động vốn đóng tiền tiến độ. Mỗi lần thanh toán, tầm tiền dao động từ 150-200 triệu đồng nhưng sau nhiều lần trì hoãn, làm đơn xin chủ đầu tư giãn, hoãn, đến lúc nhà sắp sửa được bàn giao thì rất nhiều trường hợp lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Bằng mọi giá cũng phải huy động tiền để mua được nhà là giải pháp được mọi người động viên nhau. Bởi nếu không xoay được tiền mà rút ra bây giờ thì thứ nhất chưa biết khi nào mới lấy lại được khoản tiền đã đóng, chưa kể còn bị chủ đầu tư phạt tiền vài phần trăm dựa trên giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, vay ngân hàng mua nhà thì khoản tiền cũng không đủ nhu cầu.
Không chỉ riêng nhà ở thu nhập thấp mà người mua nhà ở thương mại, cần tiền gấp để thanh toán cũng không đơn giản. Chủ một sàn giao dịch BĐS tại Hà Đông cho biết, tuy ngân hàng rất hỗ trợ khách hàng vay tiền, làm thủ tục vay cũng dễ dàng nhưng cái khó nhất là khách hàng phải chứng minh được khả năng thu nhập ổn định, lâu dài. Mà phần lớn khách hàng cần tiền vay ngân hàng mua nhà hiện nay do thu nhập thấp hoặc không ổn định nên vẫn chưa tiếp cận được vốn hoặc vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Nếu tính thu nhập từ tiền lương, tiền công thì trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh đình đốn, khó khăn hiện nay, không nhiều nhân viên được trả ở mức 12 triệu đồng/tháng. Trường hợp khả thi hơn là hai vợ chồng, tính trung bình mỗi người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, sau khi trừ đi chi tiêu, họ còn để ra được khoảng 5 triệu đồng/tháng. Với mức này, ngân hàng tính toán có thể cho họ vay được ở mức 200 triệu đồng. Nhưng để mua nhà ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, 200 triệu như muối bỏ bể, bởi ít nhất, một căn hộ chung cư mini ở xa trung tâm cũng đã 700 triệu đồng rồi.
Ngân hàng rón rén, chủ đầu tư vẫn tham
Còn nhớ hồi trung tuần tháng 5, khi trần lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức 12%/năm thì lãi suất cho khách hàng vay vốn mua nhà tại một số dự án đã được chào mời chỉ còn 16%/năm. Thời điểm đó, động thái này được coi là sự cởi mở, dần tháo gỡ tín dụng cho vay mua nhà của ngân hàng khi mà trước đó, gần như 100% ngân hàng từ chối cho vay, hoặc cho vay với lãi suất rất cao.
Nằm trong gói tín dụng 4.000 tỷ đồng của ngân hàng BIDV, khách hàng vay vốn mua căn hộ một dự án ở Hoàng Mai được quảng cáo sẽ hưởng lãi suất 10%, còn chủ đầu tư sẽ hỗ trợ khách hàng 6%. Một dự án ở Từ Liêm cũng được hỗ trợ vay vốn cho khách hàng với lãi suất 16%/năm.
Nhưng nay, qua các lần điều chỉnh giảm, trần lãi suất huy động chỉ còn 9%, giới kinh doanh các dự án nói trên cũng rục rịch cho biết, lãi suất vay vốn ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm tương ứng về mức 12%/năm. Thậm chí, với sự tài trợ vốn của chủ đầu tư, người vay vốn ngân hàng để mua nhà có dự án sẽ chỉ còn phải chịu mức lãi vay là 6%/năm.
Đặc biệt là vừa qua, chủ đầu tư một dự án tại Thanh Xuân - Hà Nội đưa ra một thông tin khá sốc đó là sẽ tặng 100% lãi suất cho khách hàng vay tiền ngân hàng đăng ký mua căn hộ trong thời gian từ ngày 6/6-15/7. Khoản vay có thể tương đương bằng 70% giá trị căn hộ.
Có thể thấy, đánh vào tâm lý khách hàng, rất nhiều dự án đang ra sức khoe việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này không chỉ xảy ra ở các dự án đang triển khai dở dang mà ngay dự án đã hoàn thiện và bàn giao sản phẩm. Chủ đầu tư này cho biết ngân hàng đã đứng ra tài trợ cho khách hàng vay đến 70% giá trị tài sản thế chấp (là chính căn hộ) trong vòng 15 năm. Lãi suất từ 16%/năm trước đó, nay giảm còn 12%/năm, áp dụng cho năm đầu tiên. Sau đó sẽ áp dụng lãi suất cho vay do ngân hàng công bố tại từng thời điểm.
Giới quan sát đánh giá, việc các ngân hàng rót tiền cho khách hàng cá nhân vay và cấp vốn cho các dự án BĐS mà chủ đầu tư đã có các quan hệ tín dụng với ngân hàng, dự án đang được đẩy mạnh triển khai, thực chất là quay vòng để tháo gỡ nợ xấu của các ngân hàng.
Cách đẩy cho dòng tiền chuyển động từ túi ngân hàng rồi lại về với ngân hàng, trong quá trình này, người có nhu cầu và có chút khả năng thanh toán sẽ mua được nhà, chủ đầu tư thì bán được hàng, trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng vừa thu được tiền về lại có tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, do tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng không nhỏ nên mặc dù rất muốn kích cầu nhưng yêu cầu cao, sự kiểm duyệt, soát xét khắt khe trước khi cho vay ra của ngân hàng hiện nay thì có thể nói việc cho vay ra vẫn còn rất thận trọng, nếu không nói là rón rén.
Một nhà đầu tư BĐS lâu năm cho biết, hiện nay mặc dù trần lãi suất huy động chỉ còn 9% nhưng lãi suất vay vốn mà vị này phải trả vẫn chưa thấy hạ, một khoản lãi suất vay vẫn là 19,5%/năm, một khoản khác là 20,5%/năm.
"Hiện nay rủi ro ở chỗ các hợp đồng vay vốn đa số chỉ được 3, 6 tháng đầu là mức lãi suất 14-15%, còn lại thời gian sau là không cho chốt biên độ vay, lãi suất toàn thả nổi trong khi vay mua nhà đất thường là khoản vay lâu dài. Từ 4 năm trở lại đây, lãi suất ngân hàng không ít lần đang từ một con số vọt lên hai con số, cộng với nhiều loại phí khác nữa. Người nào không đứng vững, ngã từ tầng cao xuống là chuyện bình thường" - vị này tâm sự.
Nêu cảm tưởng ngân hàng đang gánh nặng nợ xấu trên vai nên không đủ tự tin giải ngân cho vay, Giám đốc bán hàng của một dự án quy mô tại Hà Đông hồ nghi, nhận thức và hành động của ngân hàng trong việc cho vay ra là thực sự quyết liệt hay chỉ là hời hợt, hình thức? "Một cuộc chơi có quy luật chung, nếu ba bên là ngân hàng, doanh nghiệp, người mua cùng phối hợp tham gia tích cực và thành thật thì các bên đều có thể được cứu vãn được tình thế của mình. Ngược lại, mỗi bên lại chơi theo lợi ích riêng thì tổng thu về sẽ bằng con số 0 tròn trĩnh" - vị này bộc trực.
Vốn vay không đủ mua nhà
Cần tiền gấp để đóng đợt cuối cùng mua nhà thu nhập thấp tại dự án Đặng Xá, chị Thùy Dung, công tác tại một cơ quan nhà nước từ đầu tháng 6 đến nay đã chạy vạy, gõ cửa khắp các ngân hàng mà chưa được.
Tuần tháng 6, chị cho biết đang làm hồ sơ vay vốn tiêu dùng vẫn phải thế chấp tại ngân hàng Sacombank. Khi lãi suất trần huy động của các ngân hàng thời điểm đó là 11%/năm thì người cần vay tiền như chị phải chịu mức lãi suất 3 tháng đầu là 21,6%/năm, sau đó mới được mức 19,4%/năm. Khi ấy chị có thắc mắc, thì được trả lời, vì vay khoản tiền bé quá (dưới 100 triệu đồng trong 10 năm) nên phải chịu lãi suất cao.
Thấy lãi suất cao quá, chị Dung chuyển qua hỏi BIDV thì có lãi suất mềm hơn. Nếu vay vốn có thế chấp thì lãi suất sẽ là 15,5%/năm, nếu qua lương thì lãi suất 18,5%. Hôm 11/6, trần lãi suất huy động tiếp tục giảm xuống còn 9%/năm, ngân hàng cho biết, ngân hàng đã liên lạc lại và cho biết lãi suất giảm thêm. Tuy nhiên, chị nhẩm đoán, với việc hạ 2% lãi suất huy động thì lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ ở mức 14-16%.
"Nói thực vay vốn ngân hàng không khó vì mình làm trong cơ quan nhà nước, trả lương qua tài khoản nếu đủ thủ tục thì đều được cho vay, nhưng khó khăn ở chỗ lương thấp nên khoản tiền vay được cũng ít quá. Giai đoạn trước, một số ngân hàng mà mình hỏi còn không cho vay nếu thu nhập dưới 10 triệu/tháng. Trong khi mình thu nhập chỉ 6 triệu đồng/tháng thì chỉ được vay 60 triệu, mà nhà thu nhập thấp thì giá trị tới 600 triệu" - chị chia sẻ trong thấp thỏm.
Trên một số diễn đàn, nhiều ý kiến của người mua nhà thu nhập thấp cũng thổ lộ rất khó khăn trong việc huy động vốn đóng tiền tiến độ. Mỗi lần thanh toán, tầm tiền dao động từ 150-200 triệu đồng nhưng sau nhiều lần trì hoãn, làm đơn xin chủ đầu tư giãn, hoãn, đến lúc nhà sắp sửa được bàn giao thì rất nhiều trường hợp lâm vào cảnh tiến thoái lưỡng nan.
Bằng mọi giá cũng phải huy động tiền để mua được nhà là giải pháp được mọi người động viên nhau. Bởi nếu không xoay được tiền mà rút ra bây giờ thì thứ nhất chưa biết khi nào mới lấy lại được khoản tiền đã đóng, chưa kể còn bị chủ đầu tư phạt tiền vài phần trăm dựa trên giá trị hợp đồng. Tuy nhiên, vay ngân hàng mua nhà thì khoản tiền cũng không đủ nhu cầu.
Không chỉ riêng nhà ở thu nhập thấp mà người mua nhà ở thương mại, cần tiền gấp để thanh toán cũng không đơn giản. Chủ một sàn giao dịch BĐS tại Hà Đông cho biết, tuy ngân hàng rất hỗ trợ khách hàng vay tiền, làm thủ tục vay cũng dễ dàng nhưng cái khó nhất là khách hàng phải chứng minh được khả năng thu nhập ổn định, lâu dài. Mà phần lớn khách hàng cần tiền vay ngân hàng mua nhà hiện nay do thu nhập thấp hoặc không ổn định nên vẫn chưa tiếp cận được vốn hoặc vốn chưa đáp ứng đủ nhu cầu.
Nếu tính thu nhập từ tiền lương, tiền công thì trong bối cảnh hoạt động sản xuất kinh doanh đình đốn, khó khăn hiện nay, không nhiều nhân viên được trả ở mức 12 triệu đồng/tháng. Trường hợp khả thi hơn là hai vợ chồng, tính trung bình mỗi người có thu nhập 10 triệu đồng/tháng, sau khi trừ đi chi tiêu, họ còn để ra được khoảng 5 triệu đồng/tháng. Với mức này, ngân hàng tính toán có thể cho họ vay được ở mức 200 triệu đồng. Nhưng để mua nhà ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, 200 triệu như muối bỏ bể, bởi ít nhất, một căn hộ chung cư mini ở xa trung tâm cũng đã 700 triệu đồng rồi.
Ngân hàng rón rén, chủ đầu tư vẫn tham
Còn nhớ hồi trung tuần tháng 5, khi trần lãi suất huy động của các ngân hàng đang ở mức 12%/năm thì lãi suất cho khách hàng vay vốn mua nhà tại một số dự án đã được chào mời chỉ còn 16%/năm. Thời điểm đó, động thái này được coi là sự cởi mở, dần tháo gỡ tín dụng cho vay mua nhà của ngân hàng khi mà trước đó, gần như 100% ngân hàng từ chối cho vay, hoặc cho vay với lãi suất rất cao.
Nằm trong gói tín dụng 4.000 tỷ đồng của ngân hàng BIDV, khách hàng vay vốn mua căn hộ một dự án ở Hoàng Mai được quảng cáo sẽ hưởng lãi suất 10%, còn chủ đầu tư sẽ hỗ trợ khách hàng 6%. Một dự án ở Từ Liêm cũng được hỗ trợ vay vốn cho khách hàng với lãi suất 16%/năm.
Nhưng nay, qua các lần điều chỉnh giảm, trần lãi suất huy động chỉ còn 9%, giới kinh doanh các dự án nói trên cũng rục rịch cho biết, lãi suất vay vốn ngân hàng sẽ điều chỉnh giảm tương ứng về mức 12%/năm. Thậm chí, với sự tài trợ vốn của chủ đầu tư, người vay vốn ngân hàng để mua nhà có dự án sẽ chỉ còn phải chịu mức lãi vay là 6%/năm.
Đặc biệt là vừa qua, chủ đầu tư một dự án tại Thanh Xuân - Hà Nội đưa ra một thông tin khá sốc đó là sẽ tặng 100% lãi suất cho khách hàng vay tiền ngân hàng đăng ký mua căn hộ trong thời gian từ ngày 6/6-15/7. Khoản vay có thể tương đương bằng 70% giá trị căn hộ.
Có thể thấy, đánh vào tâm lý khách hàng, rất nhiều dự án đang ra sức khoe việc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi. Điều này không chỉ xảy ra ở các dự án đang triển khai dở dang mà ngay dự án đã hoàn thiện và bàn giao sản phẩm. Chủ đầu tư này cho biết ngân hàng đã đứng ra tài trợ cho khách hàng vay đến 70% giá trị tài sản thế chấp (là chính căn hộ) trong vòng 15 năm. Lãi suất từ 16%/năm trước đó, nay giảm còn 12%/năm, áp dụng cho năm đầu tiên. Sau đó sẽ áp dụng lãi suất cho vay do ngân hàng công bố tại từng thời điểm.
Giới quan sát đánh giá, việc các ngân hàng rót tiền cho khách hàng cá nhân vay và cấp vốn cho các dự án BĐS mà chủ đầu tư đã có các quan hệ tín dụng với ngân hàng, dự án đang được đẩy mạnh triển khai, thực chất là quay vòng để tháo gỡ nợ xấu của các ngân hàng.
Cách đẩy cho dòng tiền chuyển động từ túi ngân hàng rồi lại về với ngân hàng, trong quá trình này, người có nhu cầu và có chút khả năng thanh toán sẽ mua được nhà, chủ đầu tư thì bán được hàng, trả nợ cho ngân hàng, ngân hàng vừa thu được tiền về lại có tăng trưởng tín dụng.
Tuy nhiên, do tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng không nhỏ nên mặc dù rất muốn kích cầu nhưng yêu cầu cao, sự kiểm duyệt, soát xét khắt khe trước khi cho vay ra của ngân hàng hiện nay thì có thể nói việc cho vay ra vẫn còn rất thận trọng, nếu không nói là rón rén.
Một nhà đầu tư BĐS lâu năm cho biết, hiện nay mặc dù trần lãi suất huy động chỉ còn 9% nhưng lãi suất vay vốn mà vị này phải trả vẫn chưa thấy hạ, một khoản lãi suất vay vẫn là 19,5%/năm, một khoản khác là 20,5%/năm.
"Hiện nay rủi ro ở chỗ các hợp đồng vay vốn đa số chỉ được 3, 6 tháng đầu là mức lãi suất 14-15%, còn lại thời gian sau là không cho chốt biên độ vay, lãi suất toàn thả nổi trong khi vay mua nhà đất thường là khoản vay lâu dài. Từ 4 năm trở lại đây, lãi suất ngân hàng không ít lần đang từ một con số vọt lên hai con số, cộng với nhiều loại phí khác nữa. Người nào không đứng vững, ngã từ tầng cao xuống là chuyện bình thường" - vị này tâm sự.
Nêu cảm tưởng ngân hàng đang gánh nặng nợ xấu trên vai nên không đủ tự tin giải ngân cho vay, Giám đốc bán hàng của một dự án quy mô tại Hà Đông hồ nghi, nhận thức và hành động của ngân hàng trong việc cho vay ra là thực sự quyết liệt hay chỉ là hời hợt, hình thức? "Một cuộc chơi có quy luật chung, nếu ba bên là ngân hàng, doanh nghiệp, người mua cùng phối hợp tham gia tích cực và thành thật thì các bên đều có thể được cứu vãn được tình thế của mình. Ngược lại, mỗi bên lại chơi theo lợi ích riêng thì tổng thu về sẽ bằng con số 0 tròn trĩnh" - vị này bộc trực.
Theo VEF