Thu hồi đất: Nhạy cảm và khó khăn
Những xung đột quanh việc thu hồi đất đai đã lên đến đỉnh điểm tại Tiên Lãng (Hải Phòng) khi người dân dùng vũ lực, bằng súng và mìn chống lại người thi hành công vụ. Vụ việc gây xôn xao dư luận này là một minh chứng cho thấy dù pháp luật về đất đai đã khá hoàn thiện, nhưng công tác thu hồi đất chưa bao giờ dễ dàng.
Khiếu kiện ngày càng tăng
Kể từ khi Luật Đất đai năm 2003 đi vào cuộc sống, những bất cập quanh việc thu hồi đất không những không được giải tỏa mà còn có dấu hiệu ngày càng tăng. Năm 2005, số liệu tổng kết sau khi tổng kiểm tra thi hành Luật Đất đai cho thấy khiếu kiện của dân về đất đai chiếm 70% tổng khiếu kiện.
Đến nay, sau khi nút “thắt cổ chai” giá cả đã phần nào được gỡ bỏ bằng quy định đền bù sát giá thị trường, qua khảo sát tại một số địa phương, con số 70% nói trên đã được thay bằng 90%. Điều này chứng tỏ, ngoài quy định về giá cả vốn gây bức xúc thời gian gần đây, công tác thu hồi đất tại các địa phương cũng tồn tại không ít bất cập.
Trên thực tế, Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 đã quy định rất rõ về cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, khuyến khích cơ chế thu hồi đất theo quy hoạch, do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện, quản lý đất sạch và đưa vào đấu giá.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này ít được các địa phương hưởng ứng. Cơ chế thu hồi đất theo dự án được áp dụng phổ biến: khi đất chưa giải phóng mặt bằng không phải đấu giá, ban bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc thu hồi đất và UBND cấp tỉnh giao trực tiếp cho chủ đầu tư.
Từ đây đã xảy ra những khiếu kiện kéo dài với đủ nguyên nhân: thu hồi đất trái quy hoạch, thu hồi đất sai thủ tục, mức bồi thường không thỏa đáng, thiếu công bằng trong bồi thường…
Mỗi địa phương mỗi cách lách
Trở lại vụ việc thu hồi đất ở Tiên Lãng, theo GS. Đặng Hùng Võ, UBND huyện Tiên Lãng giao đất bãi bồi ven biển với thời hạn 14 năm và tổng diện tích tích tới 41ha, thời hạn ít hơn so với quy định của Chính phủ mà diện tích lại vượt quy định của Chính phủ.
Như vậy sai lệch nhiều so với quy định của pháp luật về đất đai. Các quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không căn cứ vào quy định của pháp luật hoặc dựa vào các căn cứ không xác đáng. Điều này phần nào tạo nên nguồn cơn của sự xung đột đáng tiếc mới đây.
Trên thực tế, việc thu hồi đất ở nhiều địa phương còn nhiều bất cập chứ không chỉ riêng vụ việc ở huyện Tiên Lãng. Ngay tại Hà Nội, mới đây hàng trăm hộ dân đã vô cùng bức xúc khi hàng chục ngàn m2 đất tại khu vực dốc Kiêu, thôn Đồng Ké, xã Trần Phú (Chương Mỹ) đang được canh tác bỗng nhiên bị chính quyền địa phương thu hồi giao cho doanh nghiệp mà không có văn bản của các cơ quan chức năng.
Vụ thu hồi đất tại Tân Triều (huyện Thanh Trì) cũng gây xôn xao một thời gian. Tại Nam Định, đợt thanh tra diện rộng cuối năm 2011 về quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm trong thời gian dài với tổng diện tích trên 1.611ha và tổng số tiền 13,4 tỷ đồng.
Những vụ việc tương tự cũng được phát hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, nhưng gần như các cơ quan chức năng chưa tìm ra cách gỡ.
Cách đây nhiều năm, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã nêu rõ 6 nguyên nhân khiến người dân khiếu kiện đất đai. Trong đó có nguyên nhân là sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai của các địa phương.
Thế nhưng đến nay dù pháp luật ngày càng hoàn thiện, Nhà nước đã tăng cường đối thoại với người dân, khiếu kiện về đất đai vẫn không ngừng tăng và có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng. Bài toán con người lại lần nữa được đặt ra.
Vụ việc ở Tiên Lãng thực sự là lời cảnh tỉnh về những quyết định cứng nhắc, thiếu hợp tình hợp lý ở các địa phương mà cho đến nay là nguyên nhân không nhỏ gây ra sự xung đột, khiếu kiện kéo dài.
Khiếu kiện ngày càng tăng
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai của nước ta đang cho phép cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận được phép thu hồi nếu tự thấy mình cấp sai hoặc được cơ quan khác phát hiện là cấp sai. Nghị định này cũng cho phép cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được quyết định thu hồi đất của người đang có quyền sử dụng để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án vì mục tiêu lợi ích của nhà đầu tư, không vì mục tiêu lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Như vậy, nước ta đang vận hành một số quy định làm mất quyền của người sử dụng đất. Nước ta chưa có quy định chi tiết về ranh giới giữa cơ chế Nhà nước thu hồi đất với cơ chế nhà đầu tư phải thương thảo. Nhiều địa phương vận dụng thực tế còn buông thả hơn cả những điều luật pháp quy định. GS. ĐẶNG HÙNG VÕ |
Đến nay, sau khi nút “thắt cổ chai” giá cả đã phần nào được gỡ bỏ bằng quy định đền bù sát giá thị trường, qua khảo sát tại một số địa phương, con số 70% nói trên đã được thay bằng 90%. Điều này chứng tỏ, ngoài quy định về giá cả vốn gây bức xúc thời gian gần đây, công tác thu hồi đất tại các địa phương cũng tồn tại không ít bất cập.
Trên thực tế, Luật Đất đai năm 2003 và Nghị định 181 đã quy định rất rõ về cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất, khuyến khích cơ chế thu hồi đất theo quy hoạch, do Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện, quản lý đất sạch và đưa vào đấu giá.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy cơ chế này ít được các địa phương hưởng ứng. Cơ chế thu hồi đất theo dự án được áp dụng phổ biến: khi đất chưa giải phóng mặt bằng không phải đấu giá, ban bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc thu hồi đất và UBND cấp tỉnh giao trực tiếp cho chủ đầu tư.
Từ đây đã xảy ra những khiếu kiện kéo dài với đủ nguyên nhân: thu hồi đất trái quy hoạch, thu hồi đất sai thủ tục, mức bồi thường không thỏa đáng, thiếu công bằng trong bồi thường…
Mỗi địa phương mỗi cách lách
Trở lại vụ việc thu hồi đất ở Tiên Lãng, theo GS. Đặng Hùng Võ, UBND huyện Tiên Lãng giao đất bãi bồi ven biển với thời hạn 14 năm và tổng diện tích tích tới 41ha, thời hạn ít hơn so với quy định của Chính phủ mà diện tích lại vượt quy định của Chính phủ.
Như vậy sai lệch nhiều so với quy định của pháp luật về đất đai. Các quyết định của UBND huyện Tiên Lãng không căn cứ vào quy định của pháp luật hoặc dựa vào các căn cứ không xác đáng. Điều này phần nào tạo nên nguồn cơn của sự xung đột đáng tiếc mới đây.
Vụ cưỡng chế thu hồi đất mới đây tại Tiên Lãng, Hải Phòng gây xôn xao dư luận.
Trên thực tế, việc thu hồi đất ở nhiều địa phương còn nhiều bất cập chứ không chỉ riêng vụ việc ở huyện Tiên Lãng. Ngay tại Hà Nội, mới đây hàng trăm hộ dân đã vô cùng bức xúc khi hàng chục ngàn m2 đất tại khu vực dốc Kiêu, thôn Đồng Ké, xã Trần Phú (Chương Mỹ) đang được canh tác bỗng nhiên bị chính quyền địa phương thu hồi giao cho doanh nghiệp mà không có văn bản của các cơ quan chức năng.
Vụ thu hồi đất tại Tân Triều (huyện Thanh Trì) cũng gây xôn xao một thời gian. Tại Nam Định, đợt thanh tra diện rộng cuối năm 2011 về quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm trong thời gian dài với tổng diện tích trên 1.611ha và tổng số tiền 13,4 tỷ đồng.
Những vụ việc tương tự cũng được phát hiện tại nhiều địa phương trên cả nước, nhưng gần như các cơ quan chức năng chưa tìm ra cách gỡ.
Cách đây nhiều năm, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã nêu rõ 6 nguyên nhân khiến người dân khiếu kiện đất đai. Trong đó có nguyên nhân là sự yếu kém trong công tác tổ chức thi hành pháp luật về đất đai của các địa phương.
Thế nhưng đến nay dù pháp luật ngày càng hoàn thiện, Nhà nước đã tăng cường đối thoại với người dân, khiếu kiện về đất đai vẫn không ngừng tăng và có dấu hiệu ngày càng nghiêm trọng. Bài toán con người lại lần nữa được đặt ra.
Vụ việc ở Tiên Lãng thực sự là lời cảnh tỉnh về những quyết định cứng nhắc, thiếu hợp tình hợp lý ở các địa phương mà cho đến nay là nguyên nhân không nhỏ gây ra sự xung đột, khiếu kiện kéo dài.
Theo Saigondautu