Thiết kế đường sắt TPHCM - Cần Thơ
Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam vừa hoàn thiện báo cáo đầu kỳ dự án đường sắt TPHCM – Cần Thơ và đang lấy kiến Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM về địa điểm đặt nhà ga vận chuyển hành khách phía TPHCM.
Dự kiến năm 2013 mới hoàn chỉnh báo cáo chi tiết về tuyến đường sắt này.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, UBND TPHCM đã đồng ý lập ga đầu mối trung chuyển hàng hóa tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh), nhà ga này sẽ được kết nối với cả đường bộ và đường thủy để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Còn nhà ga hành khách đầu TPHCM dự kiến đặt tại ga Thủ Thiêm hoặc ga Hòa Hưng.
Theo Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, bản quy hoạch chi tiết về tuyến đường sắt cao tốc này sẽ được hoàn thiện vào năm 2013. Sau khi nghiên cứu tính khả thi của dự án, Bộ GTVT đã chọn vận tốc 200 km/giờ với chức năng vận chuyển cả hành khách và hàng hóa thay vì vận tốc 350 km/giờ chỉ vận chuyển hành khách như trước đây.
Do tuyến đường đi qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên đơn vị tư vấn đề nghị xây đường sắt chủ yếu đi trên cao để không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của vùng đồng bằng.
Về hình thức đầu tư, dự án sẽ được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải hiện nay, phía Hàn Quốc đang có ý định tài trợ vốn vay ODA cho dự án này.
Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ sẽ đi qua 5 tỉnh thành gồm TPHCM; Long An; Tiền Giang; Vĩnh Long; Cần Thơ, với tổng chiều dài 191 km, đường đôi khổ 1,435 mét, vận tốc thiết kế 200 km/giờ.
Điểm đầu đang dự tính đặt tại ga Hòa Hưng hoặc Thủ Thiêm của TPHCM, điểm cuối là ga Cái Răng ở Cần Thơ. Tổng vốn đầu tư 9,63 tỉ đô la Mỹ. Với vận tốc thiết kế 200km/giờ việc di chuyển từ TPHCM đến Cần Thơ mất khoảng một giờ đồng hồ.
Dự kiến năm 2013 mới hoàn chỉnh báo cáo chi tiết về tuyến đường sắt này.
Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ chủ yếu đi trên cao để tránh lũ - Ảnh minh họa.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Bùi Xuân Cường, Phó Giám đốc Sở GTVT TPHCM cho biết, UBND TPHCM đã đồng ý lập ga đầu mối trung chuyển hàng hóa tại xã Tân Kiên (huyện Bình Chánh), nhà ga này sẽ được kết nối với cả đường bộ và đường thủy để thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa.
Còn nhà ga hành khách đầu TPHCM dự kiến đặt tại ga Thủ Thiêm hoặc ga Hòa Hưng.
Theo Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam, bản quy hoạch chi tiết về tuyến đường sắt cao tốc này sẽ được hoàn thiện vào năm 2013. Sau khi nghiên cứu tính khả thi của dự án, Bộ GTVT đã chọn vận tốc 200 km/giờ với chức năng vận chuyển cả hành khách và hàng hóa thay vì vận tốc 350 km/giờ chỉ vận chuyển hành khách như trước đây.
Do tuyến đường đi qua vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên đơn vị tư vấn đề nghị xây đường sắt chủ yếu đi trên cao để không ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ của vùng đồng bằng.
Về hình thức đầu tư, dự án sẽ được đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP). Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất từ Bộ Giao thông Vận tải hiện nay, phía Hàn Quốc đang có ý định tài trợ vốn vay ODA cho dự án này.
Tuyến đường sắt TPHCM - Cần Thơ sẽ đi qua 5 tỉnh thành gồm TPHCM; Long An; Tiền Giang; Vĩnh Long; Cần Thơ, với tổng chiều dài 191 km, đường đôi khổ 1,435 mét, vận tốc thiết kế 200 km/giờ.
Điểm đầu đang dự tính đặt tại ga Hòa Hưng hoặc Thủ Thiêm của TPHCM, điểm cuối là ga Cái Răng ở Cần Thơ. Tổng vốn đầu tư 9,63 tỉ đô la Mỹ. Với vận tốc thiết kế 200km/giờ việc di chuyển từ TPHCM đến Cần Thơ mất khoảng một giờ đồng hồ.
Theo TBKTSG