Nhiều giải pháp vốn cho nhà ở xã hội - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Nhiều giải pháp vốn cho nhà ở xã hội - Tin thị trường - Bài viết

Nhiều giải pháp vốn cho nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, tại các đô thị trên cả nước hiện có khoảng 7 triệu người có nhu cầu thuê, mua nhà ở xã hội (NƠXH). Đáp ứng quỹ nhà ở cho các đối tượng này cần phải xây khoảng 150 triệu m2 diện tích sàn, tương ứng vốn đầu tư 300 - 400 ngàn tỷ đồng. Với mong muốn tạo cơ hội cho người dân có được nhà ở, Chính phủ cũng như UBND TPHCM đã đưa ra nhiều giải pháp vốn cho nhà ở, đặc biệt NƠXH nhằm hỗ trợ các chương trình phát triển nhà ở đang triển khai.



Chung cư 242/16 Bà Hom phục vụ nhà ở xã hội. Ảnh: CAO THĂNG

Quỹ tiết kiệm nhà ở tự nguyện

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách để phát triển nhà ở, trong đó có việc hình thành quỹ phát triển nhà ở nhưng quỹ phát triển nhà ở tại các tỉnh, thành hoạt động không hiệu quả.

Khoảng 2 tuần tới, Bộ Xây dựng sẽ trình Chính phủ đề án thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở (TKNƠ) với kỳ vọng sẽ hỗ trợ các chương trình phát triển NƠXH đang triển khai. Vì mô hình quỹ TKNƠ cách đây vài năm đã được đưa ra nhưng không nhận được đồng tình vì đối tượng đóng góp chưa hợp lý nên đề án lần này đã khắc phục được nhược điểm lần trước.

Theo Bộ Xây dựng, mặc dù việc thành lập quỹ TKNƠ là vấn đề an sinh xã hội, cần có sự chung tay của toàn xã hội và để nhận được sự đồng thuận, trước mắt phải điều chỉnh đối tượng góp quỹ mới quỹ mang tính tự nguyện.

Nguồn vốn cho quỹ được tạo từ nhiều nguồn: điều tiết từ các nguồn thu đối với nhà, đất ở vượt hạn mức, những đối tượng có nhiều bất động sản; nguồn vốn từ ngân sách trung ương cấp một lần ban đầu cho quỹ; ngân sách địa phương hỗ trợ hàng năm; 30% lợi nhuận thu được từ phát hành xổ số kiến thiết hoặc phát hành xổ số nhà ở…

Phần còn lại sẽ được huy động từ Quỹ Phát triển nhà ở, đóng góp của các đối tượng có nhu cầu mua nhà dựa trên tinh thần tự nguyện, cá nhân và các hộ gia đình sẽ đóng góp hàng tháng không tính theo tỷ lệ tiền lương mà tính theo nhu cầu của khoản vay dự kiến. Người tham gia quỹ sẽ được cho vay sau khi đã đóng tiền vào quỹ tối thiểu 30% giá trị căn nhà cần mua với thời gian đóng quỹ tối thiểu từ 5 năm. Khoản vay sẽ có thời hạn 15 năm với lãi suất dự kiến khoảng 5%/năm.

Mô hình này sẽ giảm tải sức ép tài chính cho Nhà nước, tức thay vì Chính phủ phải bỏ tiền ra từ đầu xây dựng NƠXH sẽ rất dễ quá tải, thì Chính phủ chỉ bỏ một số vốn ban đầu để khuyến khích người dân tham gia tiết kiệm để tạo lập nhà ở cho mình.

Theo TS Đặng Hùng Võ, giá đất đang leo thang, nhiều người dân có mức thu nhập trung bình phải từ bỏ giấc mơ sở hữu một ngôi nhà thì Quỹ TKNƠ lại mở ra một cơ hội giúp cho người dân tiếp cận được với nhà ở thành thị. Nếu được chấp thuận, mô hình này dự kiến được thí điểm tại Hà Nội và TPHCM trong giai đoạn 2013-2015.

Thành lập quỹ phát triển đất tại TPHCM

Nhằm đảm bảo chỉ tiêu phát triển 39 triệu m² nhà ở giai đoạn 2011-2015 tại TPHCM, UBND TPHCM cũng đã chỉ đạo Sở Xây dựng TP phối hợp với các sở - ngành chức năng nghiên cứu phương án cụ thể cho chương trình NƠXH để trình Thường trực Thành ủy, Thường trực UBND TP xin chủ trương để triển khai thực hiện ngay trong quý 1-2012.

Theo đó, TP cũng đã lưu ý một số phương án như đấu giá hoặc đấu chọn chủ đầu tư xây dựng quỹ nhà trên đất do nhà nước trực tiếp quản lý, kêu gọi nhà đầu tư xây dựng lại các chung cư hư hỏng nặng, kết hợp cho phép nâng tầng cao, tăng hệ số sử dụng đất, giảm mật độ xây dựng… để nhà đầu tư thu hồi vốn và tạo quỹ nhà cho TP. Sử dụng ngân sách để bù lãi suất thương mại cho dự án NƠXH, nhà tái định cư.

Theo UBND TP, hiện TP có nguồn nhà đất để có thể thực hiện phương án trên. Cụ thể, quỹ đất có sẵn do Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý, quỹ đất từ nguồn 20% do chủ đầu tư phải trích ra từ dự án, quỹ nhà tại các khu chung cư hư hỏng được xây dựng mới.

Một trong những nguyên nhân khiến cho các dự án NƠXH, nhà ở tái định cư chậm tiến độ là thiếu vốn cho công tác bồi thường. Chính vì thế, nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tài chính trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư, mới đây Sở Tài chính TPHCM cũng đã trình UBND TP đề án thành lập quỹ phát triển đất để giúp Nhà nước chủ động trong việc chi ngân sách hằng năm.

Theo đề án này, quỹ phát triển đất hình thành từ các nguồn: TP sẽ cấp cho quỹ số vốn đầu tiên là 3.000 tỷ đồng và trích 30% từ nguồn thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền đấu giá quyền sử dụng đất hằng năm sau khi trừ các khoản bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và chi phí có liên quan; các khoản ngân sách TP tạm ứng cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư; vốn viện trợ, tài trợ hoặc ủy thác quản lý của các tổ chức, cá nhân khác.

Trung tâm Phát triển quỹ đất ứng vốn từ nguồn này để đầu tư các dự án tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng nhằm tạo quỹ đất công. Các tổ chức khác được ứng vốn ở quỹ này để đầu tư tạo quỹ đất, xây nhà tái định cư theo quy hoạch hoặc mua nhà đất tái định cư từ thị trường.

Theo Sài Gòn Giải Phóng

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa