Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế - Tin thị trường - Bài viết

Nhà thầu nội khó trúng thầu vì cơ chế

Tại hội thảo sơ kết một năm thực hiện tăng cường sử dụng máy móc nguyên liệu nội địa trong đấu thầu diễn ra tại Bộ Công thương sáng 28.9, ông Trần Anh Thái - Phó giám đốc Công ty TNHH hệ thống kỹ thuật ứng dụng (KTS) bức xúc, nhà thầu trong nước khó chen chân vào các dự án (DA) vì hồ sơ mời thầu đặt ra yêu cầu kinh nghiệm quá cao, đặc biệt là tài chính, thậm chí có trường hợp cao hơn nhiều lần so với yêu cầu DA. Việc lựa chọn đơn vị trúng thầu nhiều khi vẫn chỉ dựa vào điều kiện giá rẻ.


Giàn khoan do VN chế tạo - ảnh: Nguyễn Long

Theo ông Thái, lỗi của chủ đầu tư (CĐT) là phân chia các gói thầu không hợp lý, không có chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa và dịch vụ phù hợp, khiến nhà thầu trong nước không có cơ hội tham gia. Vì ngại bóc tách, CĐT (các tập đoàn, tổng công ty nhà nước) có xu hướng gộp gói thầu quá lớn so với khả năng sản xuất và cung cấp của nhà thầu trong nước.

Chia sẻ quan điểm trên, đại diện Viện Nghiên cứu tự động hóa, Bộ Công thương đúc kết: “CĐT của ta nghèo nhưng sang, vì ngại bóc tách các gói thầu nhỏ nên đấu thầu EPC (gói thầu bao gồm toàn bộ các công việc thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư và xây lắp - NV), đến cả cái hàng rào kim loại”.

Trong nước có thể làm được

Cần sửa Luật Đấu thầu

Theo ông Nguyễn Văn Thụ, đã có rất nhiều chỉ thị mở cửa cho nhà thầu nội vào các DA lớn, nhưng chỉ thị và thực hiện lại cách nhau rất xa. Có những công trình hoàn toàn vay vốn trong nước vẫn sử dụng nhà thầu ngoại làm EPC. Vì vậy, cần có cơ chế giám sát chặt chẽ và chế tài xử lý khi các CĐT không sử dụng thiết bị, máy móc trong nước đã sản xuất được. Đồng thời sửa đổi Luật Đấu thầu, xem xét lại yếu tố giá thầu và các tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thừa nhận doanh nghiệp (DN) cơ khí trong nước còn yếu, tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Cơ khí VN, không thể đổ lỗi hoàn toàn cho việc này để chọn nhà thầu EPC ngoại. “Có cơ chế thích hợp, Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) đã tự chế tạo được giàn khoan, những người thiết kế, thi công đều là người VN. Nếu mạnh dạn giao cho nhà thầu trong nước, chúng ta hoàn toàn làm được”.

Theo ông Vũ Việt Kha, Tổng giám đốc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp, DN này đủ sức và đã làm tổng thầu cho một số thiết bị xi măng công suất 500.000 tấn/năm, cải hoán lò đứng sang lò quay, đặc biệt sản xuất thành công cơ khí thủy công cho DA thủy điện. “Tập đoàn Điện lực (EVN) thường phải nhập thiết bị này của Nhật, Nga, nhưng chúng tôi sản xuất được cho thủy điện A Vương, Buôn Kop”.

Theo thống kê của Bộ Công thương, năm 2010 tỷ lệ sử dụng thiết bị máy móc trong nước của EVN là 51,8%, năm 2011 tỷ lệ dự kiến là 45,7%. Đáng chú ý hơn, tỷ lệ đó ở thủy điện Srepok 3 là 5,1%, các DA thủy điện còn lại có tỷ lệ cao hơn một chút.

Đại diện EVN cho rằng, vốn ảnh hưởng rất nhiều đến việc giao thầu cho DN trong nước. “Kiểm điểm lại thì tất cả do nguồn vốn, khi vay vốn nước ngoài có nhiều ràng buộc”.

Theo Thanh Niên

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa