Kỳ vọng đề án phát triển BĐS của UBND TP.HCM
UBND TP.HCM vừa cho biết sẽ xây dựng Đề án phát triển thị trường bất động sản (BĐS) nhằm phục vụ cho chương trình hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng giai đoạn 2011 – 2015.
Nội dung của Đề án bao gồm tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước trong hoạt động kinh doanh BĐS; phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong hoạt động đầu tư, mua bán BĐS; cải thiện tính minh bạch của thị trường này; thống nhất trên một địa bàn chỉ thực hiện một loại quy hoạch; hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng để phát triển các công cụ tài chính; đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển quỹ nhà ở xã hội để đa dạng hóa hàng hóa BĐS.
Ngoài ra, Đề án cũng nêu rõ, nhà nước sẽ trực tiếp tham gia phát triển quỹ đất sạch đối với những dự án xây dựng Khu đô thị mới, đấu giá các khu đất này, thu hồi vốn đầu tư và lãi về cho ngân sách.
Để tháo gỡ nguồn vốn, UBND TP.HCM cũng sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội được sử dụng quyền sử dụng đất của dự án để thế chấp hoặc sử dụng chính dự án nhà xã hội (tài sản hình thành trong tương lai) để thế chấp vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Doanh nghiệp được vay lãi suất ưu đãi phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án (từ 20 - 40 năm) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê với mức giá thuê phù hợp.
TP.HCM cũng đề xuất cho phép các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân đang làm việc trong và ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định. Trước mắt, thành phố sẽ nghiên cứu và triển khai vận hành thí điểm mô hình quỹ tín thác đầu tư BĐS đối với các dự án nhà ở an sinh xã hội.
Mặc dù Đề án này có nhiều cái mới như nhấn mạnh kinh tế tư nhân trong kinh doanh BĐS, thống nhất quy hoạch trên cùng một địa bàn, thí điểm triển khai quỹ tín thác BĐS… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Đề án chưa đề cập cụ thể các giải pháp khai thông đầu ra của các dự án BĐS. Bởi, thực trạng nhức nhối nhất trong hoạt động giao dịch BĐS hiện nay là “tắc” đầu ra. Cụ thể, tại TP.HCM, chỉ tính riêng lượng căn hộ chung cư tồn kho đã lên tới hơn 18.000 căn hộ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea) cho rằng, đầu ra của BĐS chính là đầu vào của nhiều ngành nghề khác. Do đó, hàng tồn kho quá cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế bị đình đốn, trì trệ, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia sụt giảm, là dấu hiệu của giảm phát. Không chỉ ông Châu, mà hầu hết các nhà đầu tư BĐS đều mong mỏi TP.HCM có những giải pháp hiệu quả nhằm “thúc” đầu ra cho sản phẩm BĐS.
Nội dung của Đề án bao gồm tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả của kinh tế nhà nước trong hoạt động kinh doanh BĐS; phát triển mạnh kinh tế tư nhân trong hoạt động đầu tư, mua bán BĐS; cải thiện tính minh bạch của thị trường này; thống nhất trên một địa bàn chỉ thực hiện một loại quy hoạch; hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng để phát triển các công cụ tài chính; đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển quỹ nhà ở xã hội để đa dạng hóa hàng hóa BĐS.
Ngoài ra, Đề án cũng nêu rõ, nhà nước sẽ trực tiếp tham gia phát triển quỹ đất sạch đối với những dự án xây dựng Khu đô thị mới, đấu giá các khu đất này, thu hồi vốn đầu tư và lãi về cho ngân sách.
“Bít” đầu ra BĐS cũng là dấu hiệu của giảm phát
Để tháo gỡ nguồn vốn, UBND TP.HCM cũng sẽ kiến nghị Chính phủ cho phép chủ đầu tư các dự án nhà ở xã hội được sử dụng quyền sử dụng đất của dự án để thế chấp hoặc sử dụng chính dự án nhà xã hội (tài sản hình thành trong tương lai) để thế chấp vay vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Doanh nghiệp được vay lãi suất ưu đãi phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án (từ 20 - 40 năm) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cho thuê với mức giá thuê phù hợp.
TP.HCM cũng đề xuất cho phép các dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân đang làm việc trong và ngoài các khu chế xuất, khu công nghiệp được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định. Trước mắt, thành phố sẽ nghiên cứu và triển khai vận hành thí điểm mô hình quỹ tín thác đầu tư BĐS đối với các dự án nhà ở an sinh xã hội.
Mặc dù Đề án này có nhiều cái mới như nhấn mạnh kinh tế tư nhân trong kinh doanh BĐS, thống nhất quy hoạch trên cùng một địa bàn, thí điểm triển khai quỹ tín thác BĐS… Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Đề án chưa đề cập cụ thể các giải pháp khai thông đầu ra của các dự án BĐS. Bởi, thực trạng nhức nhối nhất trong hoạt động giao dịch BĐS hiện nay là “tắc” đầu ra. Cụ thể, tại TP.HCM, chỉ tính riêng lượng căn hộ chung cư tồn kho đã lên tới hơn 18.000 căn hộ.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (Horea) cho rằng, đầu ra của BĐS chính là đầu vào của nhiều ngành nghề khác. Do đó, hàng tồn kho quá cao đồng nghĩa với việc nền kinh tế bị đình đốn, trì trệ, dẫn đến tốc độ tăng trưởng của quốc gia sụt giảm, là dấu hiệu của giảm phát. Không chỉ ông Châu, mà hầu hết các nhà đầu tư BĐS đều mong mỏi TP.HCM có những giải pháp hiệu quả nhằm “thúc” đầu ra cho sản phẩm BĐS.
Theo Tổ Quốc