Khơi thông nguồn vốn BĐS thế nào? - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Khơi thông nguồn vốn BĐS thế nào? - Tin thị trường - Bài viết

Khơi thông nguồn vốn BĐS thế nào?

Thị trường BĐS đang đứng trước thử thách lớn trong quá trình phát triển, nếu công cụ tài chính được sử dụng, một lượng tiền sẽ được huy động để tài trợ cho thị trường này. Chính bản thân thị trường cũng sẽ có xung lực mới, nguồn vốn mới để tăng trưởng.

BĐS bất lợi khi bị “liệt” vào phi sản xuất

Trao đổi bên lề hội thảo “Chính sách tài chính cho thị trường BĐS” do Hiệp hội Bất động sản Việt Nam tổ chức chiều 29.6 tại Hà Nội, ông Phan Thành Mai, Trưởng Ban điều hành mạng các sàn giao dịch BĐS miền Bắc cho hay, doanh nghiệp hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao. Lãi suất này cao hơn cả lợi nhuận doanh nghiệp có thể có và như vậy doanh nghiệp càng sản xuất càng lỗ cho nên cắt giảm cả sản xuất và nhân sự.

/uploads/articles/2011/07/1309485108-847916.jpeg
Nhiều dự án BĐS bị đình trệ vì thiếu vốn. Ảnh minh họa

Mặt khác, các dự án đình trệ dẫn tới các đơn vị cung cấp vật liệu cũng không ký được hợp đồng, ảnh hưởng đến đầu ra của nhiều lĩnh vực sản xuất khác.

Ông Mai cho rằng, đưa BĐS vào phi sản xuất như chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước là hết sức bất lợi bởi đối với BĐS dưới góc độ là hình thái sản xuất ra sản phẩm rất cụ thể, sử dụng nhiều lao động. Đó là sự bất hợp lý cho nên rất cần sàng lọc, phân chia, điều tiết các mảng dự án khác nhau trong lĩnh vực BĐS.

Còn theo ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội, hầu hết chủ đầu tư gặp khó khăn không hoàn thành được một dự án BĐS với điều kiện siết vốn như thế này. Doanh nghiệp không xây dựng xong, không bán được sản phẩm ra thị trường thì làm sao có tiền trả nợ ngân hàng được. Nhưng bên cạnh đó cũng có một số chủ đầu tư có tiềm lực thật sự vẫn chủ động được trong bối cảnh các dự án khác nằm im chờ đợi. “Nếu coi tất cả những gì liên quan đến BĐS đều là phi sản xuất và bóp nghẹt sẽ dẫn đến tê liệt, mất công bằng, gây ra những hệ luỵ xã hội rất xấu”, ông Cường nói.

Mới đây, Bộ Xây dựng có đề xuất gửi Ngân hàng Nhà nước nới lỏng tín dụng, giải cứu thị trường BĐS theo quan điểm của ông Phan Thành Mai đây là giải pháp chính xác nhằm gỡ khó cho doanh nghiệp trong thời điểm này và cũng là biện pháp tốt cho khách hàng cuối cùng, tích cực cho thị trường BĐS.

Hiến kế khơi thông nguồn vốn, “cứu” thị trường

Ông Trần Kim Chung, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng giải pháp đầu tiên là, cần xem xét xử lý đồng bộ các chính sách tài chính, tiền tệ bởi khi chúng ta tiến hành thắt chặt tín dụng từ hệ thống ngân hàng thì phải có giải pháp thay thế kênh cung cấp tài chính cho thị trường BĐS. Việc các tổ chức tiết kiệm tương hỗ nước ngoài vào Việt Nam tham gia tìm hiểu và xúc tiến chuyển giao mô hình quỹ tiết kiệm tương hỗ BĐS cần được nhanh chóng triển khai. Trước mắt, khi chưa có những văn bản pháp luật quy định vấn đề này, Chính phủ và các cơ quan hữu quan cần có những động thái cho phép tiến hành thí điểm.

Cùng với đó, triển khai mạnh mẽ Quỹ tiết kiệm nhà ở mà Bộ Xây dựng đang tiến hành. Việc này không chỉ đơn thuần là kênh giải quyết tài chính nhà ở cho đối tượng xã hội có nhà mà còn là một kênh thu hút và cung ứng vốn đầu tư cho thị trường BĐS. Bởi trong thời điểm trước mắt, chủ yếu các bên tham gia là những người có thu nhập ổn định ở mức khá tốt trong xã hội.

Khai thông các nguồn vốn trong dân, theo ông Chung cũng là một trong những nguồn vốn có thể dễ huy động nếu có kênh dẫn là nguồn tiền kinh doanh vàng miếng. Cần có ngay những chính sách cần thiết để tạo kênh dẫn nguồn tiền này sang thị trường BĐS. Nếu nguồn này được huy động và khơi dậy, thị trường BĐS có một nguồn tài chính thay thế đáng kể.

Tăng cường các công cụ kích thích thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thông qua việc bán các doanh nghiệp Việt Nam. Không loại trừ việc giảm giá các doanh nghiệp trong nước để thu hút các nhà đầu tư chiến lược mua lại một phần cổ phiếu các công ty đã cổ phần hoá. Đồng thời, tăng cường các biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài và kiều hối bằng việc tăng cường hiệu lực của hệ thống dịch vụ công cũng là cách “cứu” thị trường mà ông Chung đưa ra.

Theo Lao động
 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa