Khó vay vốn làm nhà thu nhập thấp - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Khó vay vốn làm nhà thu nhập thấp - Tin thị trường - Bài viết

Khó vay vốn làm nhà thu nhập thấp

Tuy đang đói vốn để triển khai các dự án nhà thu nhập thấp (TNT) nhưng phần lớn doanh nghiệp (DN) tỏ ra thờ ơ với chính sách vốn vay ưu đãi, vừa được Chính phủ ban hành tại Nghị định 75, ngày 30-8-2011... Vì sao vậy?
/uploads/articles/2011/09/1315812882-634365.jpg
Chủ đầu tư nhiều dự án nhà TNT chán nản vì không tiếp cận được vốn ưu đãi
như Chính phủ quy định (ảnh chụp một dự án nhà TNT tại Đà Nẵng).

Theo Nghị định 75, DN đầu tư nhà TNT được vay vốn ưu đãi bằng 70% tổng mức vốn đầu tư của dự án, nhưng không được vượt quá 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB). Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm. Mức lãi suất cho vay do Bộ Tài chính công bố.

Trường hợp lãi suất huy động bình quân có biến động lớn, Chủ tịch Hội đồng quản lý VDB báo cáo Bộ Tài chính điều chỉnh lãi suất phù hợp. Và lãi suất cho vay đầu tư không thấp hơn lãi suất bình quân của các nguồn vốn cộng lại, bao gồm cả chi phí hoạt động của VDB. Điều kiện để được vay làm nhà TNT, khi chủ đầu tư có tối thiểu 20% vốn tự có trên tổng mức đầu tư vào dự án.

Thực tế, quy định trên cơ bản giống với chính sách vay vốn của chủ đầu tư nhà TNT, được quy định tại Quyết định 67, ban hành từ năm 2009. Tại Quyết định này, Chính phủ cũng giao cho VDB nhiệm vụ cung ứng vốn cho DN đầu tư nhà TNT. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, trong số hơn 39 dự án nhà TNT trên cả nước, thì VBD chỉ ký duyệt cho 5 dự án, và thực tế mới giải ngân được một dự án.

Doanh nghiệp nản

Ông Trần Văn Can - Chủ tịch HĐQT Cty Cổ phần đầu tư phát triển nhà Hà Nội số 5 - chủ đầu tư dự án nhà TNT Sài Đồng (Hà Nội), dù đang thiếu vốn nhưng vẫn tỏ ra thờ ơ với chính sách mới này. “Quy định là thế nhưng vấn đề chính là ngân hàng có chịu giải ngân hay không.

Trước đây trong Quyết định 67 về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho người có TNT tại đô thị cũng nhắc tới việc cho vay ưu đãi và giao cho VDB thực hiện nhưng thực tế chỉ làm được rất ít. Nếu Chính phủ chỉ ban hành chính sách mà không kiểm tra, giám sát thì có thêm chính sách cũng như không”.

Bản thân chúng tôi là người đưa ra chương trình nhà TNT nhưng cũng không có quyền can thiệp vào ngân hàng. Họ có cho các dự án nhà TNT vay hay không, là quyền của họ” - Ông Vũ Xuân Thiện - Cục phó Cục quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng).

Một chủ đầu tư dự án nhà TNT tại Huế phân tích, về nguyên tắc ngân hàng cũng kinh doanh theo lợi nhuận, dù có chỉ đạo nhưng khi lãi suất cho vay bên ngoài cao hơn cho vay làm nhà TNT thì đương nhiên họ tìm mọi cách trì hoãn việc cho vay các dự án nhà TNT.

“Dự án của chúng tôi tắc từ phía thủ tục hành chính của ngân hàng, họ quy định đủ thứ, chúng tôi phải làm đi làm lại nhiều lần mà vẫn chưa được vay. Hiện dự án nhà TNT chúng tôi triển khai tại khu Kiến Hưng - Hà Nội, đã lên đến tầng 9 nhưng hồ sơ gửi ngân hàng vẫn đang phải chỉnh sửa” - ông Nguyễn Văn Đa, Phó tổng GĐ Vinaconex Xuân Mai nói.

Ông Trần Anh Tài - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn PH, chủ đầu tư dự án nhà TNT tại Hưng Yên cho hay: “Chúng tôi đã huy động đủ vốn 20% theo quy định, dù thời điểm khó khăn này rất ít chủ đầu tư có thể huy động đủ, nhưng vẫn đang trong giai đoạn hoàn tất thủ tục, chưa biết bao giờ phía ngân hàng mới giải ngân”.

“Đây không phải là lần đầu tiên nhà nước chỉ định VDB cho DN đầu tư nhà TNT vay. Chính sách ban hành từ 2 năm trước đang tắc, DN cũng đã kêu nhiều lần nhưng không thấy chuyển biến gì. Riêng hồ sơ của chúng tôi đủ cả nhưng vừa rồi phía ngân hàng lại yêu cầu thêm danh sách khách hàng đã ký hợp đồng mua bán.

Không hiểu họ còn yêu cầu thêm thủ tục gì nữa. Nay thủ tục này mai thủ tục khác thì khi được vay chắc công trình của chúng tôi cũng đã hoàn thành rồi” - ông Trần Văn Nguyên - Phó Giám đốc Cty Cổ phần Xây dựng số 3, chủ đầu tư dự án nhà TNT Sài Đồng nói.

Theo ông Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, chính sách của Nhà nước ban ra mà không có công cụ thực hiện thì chính sách dù có hay đến mấy cũng không vào cuộc sống được. Nếu thực sự khuyến khích ngân hàng cho các dự án Nhà TNT vay thì bản thân nhà nước phải trợ giúp lãi suất. Ví dụ: Ngân hàng cho vay 18% thì Nhà nước trả cho 6%, còn chủ đầu tư chịu 12% thì phía ngân hàng sẽ luôn rộng cửa cho các dự án TNT vay.

Việc VDB chậm giải ngân với các dự án nhà TNT do phía ngân hàng chưa nhận thức đúng và đầy đủ tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với các chủ trương chính sách của Chính phủ và các quyết định của Thủ tướng.

Theo Tiền Phong
 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa