Hàng chục vạn hộ dân Hà Nội chờ ’sổ đỏ’
Theo Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội, tính riêng nhà ở tại 150 dự án đô thị, số lượng căn hộ cần phải cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà (sổ đỏ) lên tới 180.000.
Hiện cơ quan chức năng mới chỉ cấp sổ đỏ được 17.000 căn, đạt chưa đầy 10% so với yêu cầu...
Chủ đầu tư đem con bỏ chợ
Đã 4 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thu Hương mua căn hộ chung cư số 807 toà nhà A2 tại 151A Nguyễn Đức Cảnh-Hà Nội đỏ mắt chờ sổ đo. Chờ mãi không được, gia đình đã tìm đến chủ đầu tư thì mới hay sau khi bán xong hàng trăm căn hộ, chủ đầu tư đã giải thể, bán cổ phần cho doanh nghiệp khác.
Tìm đến pháp nhân mới, chị Hương nhận được câu trả lời: “chúng tôi không biết”. Khi liên hệ với quận Hoàng Mai, Văn phòng đăng ký đất nhà, chị Hương mới hay do sai phạm của chủ đầu tư trong chuyển nhượng dự án nên căn hộ của chị chưa đủ điều kiện làm sổ đỏ mặc dù chị đã nộp đầy đủ các khoản tiền cho chủ đầu tư và thuế.
Tại nhiều dự án khác, hàng vạn người dân cũng đang phải è cổ gánh hậu quả do yếu kém trong kiểm soát các dự án, tình trạng làm ăn chụp giật, tuỳ tiện của nhiều chủ đầu tư. Điển hình là tại dự án 409 Tam Trinh, Tổng Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại VN đã chuyển nhượng dự án sai quy định cho Cty CP Đầu tư Phát triển nhà Constrexim.
Tại khu đô thị Định Công-Đại Kim, Cty Giấy ảnh Bình Minh đã chia đất sai so với quy hoạch được duyệt. Công ty cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước nhưng đã bán hết nhà từ lâu và nay thì doanh nghiệp này đã giải thể khiến việc khắc phục hậu quả rất khó khăn.
Tại khu đô thị Linh Đàm, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD bị phát hiện chia sai biệt thự so với quy hoạch. Tại khu đô thị mới Yên Hoà, Cty Xây dựng dân dụng Hà Nội đã xây dựng vượt quá mật độ và số tầng.
Ngoài ra, nhiều người mua nhà còn khổ vì tình trạng chủ đầu tư tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không có phê duyệt của nhà nước. Cty Licogi 18 lập dự án xây nhà cho thuê tại huyện Mê Linh nhưng Cty tự chuyển sang nhà bán.
Thủ tục vẫn... hành dân
Chậm cấp sổ đỏ tại Hà Nội không phải là chuyện mới nhưng khi số căn hộ không được cấp sổ lên tới cả chục vạn căn thì đó là con số báo động về cả tình trạng vi phạm quyền của người mua nhà và sự yếu kém trong quản lý nhà nước.
Đại diện Văn phòng Đăng ký đất nhà Hà Nội cho biết, việc chậm cấp sổ đo cho người dân còn có nguyên nhân từ thủ tục còn rườm rà bất hợp lý, kéo dài thời gian cấp sổ đỏ cho người dân. Quy định với nhà dự án thay vì giao cho UBND quận cấp sổ đỏ như trước đây nay hồ sơ phải chuyển qua Văn phòng đăng ký đất nhà thành phố thẩm định rồi sau đó mới chuyển lại cho quận cấp.
Bên cạnh đó, hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận huyện chưa được xây dựng hoàn chỉnh, hiện còn 3 quận chưa thành lập. Trong khi khối lượng công việc tăng mạnh (Từ Liêm có trên 40.000 hồ sơ giao dịch/năm) thì số lượng cán bộ lại rất thiếu, chỉ 3-5 biên chế/quận huyện.
Việc phân định chức năng giữa Văn phòng và Phòng tài nguyên & môi trường chưa rõ ràng. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội đề nghị Bộ TN&MT cần sớm có hướng dẫn phân cấp một đầu mối để thực hiện cấp sổ đỏ cho từng loại nhà; hướng dẫn xử lý chủ đầu tư chưa thực hiện các nghĩa vụ về thủ tục đất đai, nộp tiền sử dụng đất, về vi phạm quy hoạch kiến trúc, về thuế; đơn giản hoá hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà dự án...
“Không chỉ quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trong hợp đồng mua bán nhà, nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn với các dự án, có chế tài cụ thể để xử lý sai phạm của chủ đầu tư, tránh tình trạng đẩy người mua nhà vào sự đã rồi”- đại diện Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị.
Hiện cơ quan chức năng mới chỉ cấp sổ đỏ được 17.000 căn, đạt chưa đầy 10% so với yêu cầu...
Nhiều người dân tại chung cư 151A Nguyễn Đức Cảnh nhiều năm chờ sổ đỏ. Ảnh: Minh Tuấn. |
Chủ đầu tư đem con bỏ chợ
Đã 4 năm qua, gia đình chị Nguyễn Thu Hương mua căn hộ chung cư số 807 toà nhà A2 tại 151A Nguyễn Đức Cảnh-Hà Nội đỏ mắt chờ sổ đo. Chờ mãi không được, gia đình đã tìm đến chủ đầu tư thì mới hay sau khi bán xong hàng trăm căn hộ, chủ đầu tư đã giải thể, bán cổ phần cho doanh nghiệp khác.
Tìm đến pháp nhân mới, chị Hương nhận được câu trả lời: “chúng tôi không biết”. Khi liên hệ với quận Hoàng Mai, Văn phòng đăng ký đất nhà, chị Hương mới hay do sai phạm của chủ đầu tư trong chuyển nhượng dự án nên căn hộ của chị chưa đủ điều kiện làm sổ đỏ mặc dù chị đã nộp đầy đủ các khoản tiền cho chủ đầu tư và thuế.
Tại nhiều dự án khác, hàng vạn người dân cũng đang phải è cổ gánh hậu quả do yếu kém trong kiểm soát các dự án, tình trạng làm ăn chụp giật, tuỳ tiện của nhiều chủ đầu tư. Điển hình là tại dự án 409 Tam Trinh, Tổng Cty CP Đầu tư xây dựng và thương mại VN đã chuyển nhượng dự án sai quy định cho Cty CP Đầu tư Phát triển nhà Constrexim.
Tại khu đô thị Định Công-Đại Kim, Cty Giấy ảnh Bình Minh đã chia đất sai so với quy hoạch được duyệt. Công ty cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính với nhà nước nhưng đã bán hết nhà từ lâu và nay thì doanh nghiệp này đã giải thể khiến việc khắc phục hậu quả rất khó khăn.
Tại khu đô thị Linh Đàm, Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị HUD bị phát hiện chia sai biệt thự so với quy hoạch. Tại khu đô thị mới Yên Hoà, Cty Xây dựng dân dụng Hà Nội đã xây dựng vượt quá mật độ và số tầng.
Ngoài ra, nhiều người mua nhà còn khổ vì tình trạng chủ đầu tư tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng mà không có phê duyệt của nhà nước. Cty Licogi 18 lập dự án xây nhà cho thuê tại huyện Mê Linh nhưng Cty tự chuyển sang nhà bán.
Thủ tục vẫn... hành dân
Chậm cấp sổ đỏ tại Hà Nội không phải là chuyện mới nhưng khi số căn hộ không được cấp sổ lên tới cả chục vạn căn thì đó là con số báo động về cả tình trạng vi phạm quyền của người mua nhà và sự yếu kém trong quản lý nhà nước.
Đại diện Văn phòng Đăng ký đất nhà Hà Nội cho biết, việc chậm cấp sổ đo cho người dân còn có nguyên nhân từ thủ tục còn rườm rà bất hợp lý, kéo dài thời gian cấp sổ đỏ cho người dân. Quy định với nhà dự án thay vì giao cho UBND quận cấp sổ đỏ như trước đây nay hồ sơ phải chuyển qua Văn phòng đăng ký đất nhà thành phố thẩm định rồi sau đó mới chuyển lại cho quận cấp.
Bên cạnh đó, hệ thống văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp quận huyện chưa được xây dựng hoàn chỉnh, hiện còn 3 quận chưa thành lập. Trong khi khối lượng công việc tăng mạnh (Từ Liêm có trên 40.000 hồ sơ giao dịch/năm) thì số lượng cán bộ lại rất thiếu, chỉ 3-5 biên chế/quận huyện.
Việc phân định chức năng giữa Văn phòng và Phòng tài nguyên & môi trường chưa rõ ràng. Sở Tài nguyên & Môi trường Hà Nội đề nghị Bộ TN&MT cần sớm có hướng dẫn phân cấp một đầu mối để thực hiện cấp sổ đỏ cho từng loại nhà; hướng dẫn xử lý chủ đầu tư chưa thực hiện các nghĩa vụ về thủ tục đất đai, nộp tiền sử dụng đất, về vi phạm quy hoạch kiến trúc, về thuế; đơn giản hoá hồ sơ xin cấp sổ đỏ cho người dân mua nhà dự án...
“Không chỉ quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trong hợp đồng mua bán nhà, nhà nước cần có sự kiểm soát chặt chẽ hơn với các dự án, có chế tài cụ thể để xử lý sai phạm của chủ đầu tư, tránh tình trạng đẩy người mua nhà vào sự đã rồi”- đại diện Sở TN&MT Hà Nội kiến nghị.
Theo Tiền Phong