Giá gốc hay mượn cớ xả hàng? - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Giá gốc hay mượn cớ xả hàng? - Tin thị trường - Bài viết

Giá gốc hay mượn cớ xả hàng?

Sáng 7.9 tại Hà Nội, ban tổ chức sự kiện “Ngày hội mua nhà giá gốc” (sẽ diễn ra trong 2 ngày 24 và 25.9) đã tổ chức họp báo về chương trình.

Theo con số cung cấp của ban tổ chức tại buổi họp báo, đến thời điểm này đã có hơn 6.000 đơn đăng ký tham dự mua nhà tại hội chợ này, điều đó đủ thấy nhu cầu mua nhà giá gốc trong dân lớn thế nào. Tuy nhiên, “gốc” ở đây theo chuẩn nào: Gốc thị trường, gốc chủ đầu tư hay gốc của riêng sự kiện này... và liệu đây có phải là dịp để các doanh nghiệp mượn cớ xả hàng tồn, hàng ế thì lại là câu chuyện cần cân nhắc.

Kỳ vọng 1.000 giao dịch

Theo ban tổ chức, trong 2 ngày diễn ra hội chợ kỳ vọng sẽ đạt 1.000 giao dịch sẽ được thực hiện dựa trên tiêu chí “Sản phẩm thực - giá trị thực - giao dịch thực”, hỗ trợ người mua lựa chọn các sản phẩm đúng giá gốc, tránh bị “làm giá” bằng cách giúp người mua tiếp xúc trực tiếp với chủ đầu tư hoặc đơn vị đại diện phân phối sản phẩm BĐS.

Người mua cũng sẽ được tư vấn các dịch vụ về tài chính, ngân hàng, luật, công chứng, định giá BĐS... tại ngày hội. Sản phẩm giao dịch tại ngày hội tập trung chủ yếu vào chung cư, biệt thự, liền kề, chung cư mini, nhà thu nhập thấp, đất thổ cư và đất dự án.

Theo ban tổ chức, sau hơn 1 tuần thông tin về ngày hội mua nhà giá gốc được đăng tải trên mạng Internet www.ngayhoimuanhagiagoc.com đã có trên 50.000 lượt truy cập và trên 6.000 đơn đăng ký tham dự mua nhà với khoảng tiền dưới 3 tỉ đồng tại ngày hội.

Giá “gốc” theo chuẩn nào?

Theo ông Nguyễn Trung Thành - Giám đốc Cty truyền thông ASEAN C&C, một đơn vị trong ban tổ chức - các sản phẩm BĐS được chào bán tại hội chợ là các sản phẩm đủ tư cách pháp lý chào bán công khai theo quy định giao dịch BĐS của Nhà nước và đây là các sản phẩm đã được thẩm định về cơ sở pháp lý bởi các luật sư, thẩm định viên là thành viên của ban thẩm tra giao dịch thuộc ban tổ chức.

/uploads/articles/2011/09/1315534287-447497.jpeg
“Giá gốc” kỳ này có lẽ vẫn chưa thật là “gốc”...

Giá các sản phẩm được chào bán là giá gốc do chủ đầu tư, chủ sở hữu công bố bằng văn bản pháp lý và đăng ký với ban tổ chức. Đến nay, danh sách các DN BĐS nào sẽ tham gia ngày hội vẫn là một bí mật, song theo ban tổ chức, danh sách này sẽ chính thức được công bố vào ngày 15.9 tới.

Tuy nhiên, điều khiến dư luận băn khoăn là giá gốc được chào bán tại hội chợ là giá gốc nào. Trên thị trường BĐS hiện nay ai cũng biết đang tồn tại tình trạng giá gốc được các DN đưa ra khá tùy tiện. Ở một số dự án, bất kể bán được hay không bán được, giá gốc vẫn được điều chỉnh tăng đều từ 10-15%. Vì vậy, kể cả bây giờ các DN có áp dụng giảm giá thì thực chất vẫn cao hơn so với giá cũ, hiếm có dự án nào giá bán đợt sau lại ngang bằng với đợt mở bán mới.

Dư luận cũng rất quan tâm đến vai trò của ban tổ chức trong một sự kiện lớn và khá nhạy cảm này. Ở đây, ban tổ chức và điều phối sự kiện là CTCP truyền thông ASEAN C&C, đồng tổ chức là CTCP bất động sản HT và Cty TNHH giao dịch nhà giá gốc. Còn các cơ quan chức năng chính như Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường BĐS; Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS – Bộ Xây dựng chỉ là cơ quan chỉ đạo.

Việc thẩm định giá và tính pháp lý của dự án – công việc quan trọng nhất để người tiêu dùng tin tưởng - lại do ban tổ chức thực hiện. Dư luận lo ngại, liệu một DN có chức năng chính là làm truyền thông và 2 CTCP BĐS tư nhân liệu có đủ năng lực để thẩm định dự án? Ông Nguyễn Trung Thành cũng mới chỉ khẳng định ở mức là người mua ở đây sẽ không phải trả tiền vênh, còn giá là do chủ đầu tư công bố tại sàn BĐS(!).

Với thực trạng thị trường BĐS hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh nhiều DN xây dựng đang ở hoàn cảnh hợp đồng tín dụng bị đồng loạt đáo hạn vào cuối quý III, bởi nếu không trả thì ngân hàng cũng siết nợ bằng chính các sản phẩm của mình, thì nhiều chuyên gia BĐS lâu năm cho rằng: “Giá gốc” kỳ này có lẽ vẫn chưa thật là “gốc” nếu tín dụng còn bị siết đến cuối năm.   

Theo Lao động
 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa