Giá đất bồi thường “bất động” - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Giá đất bồi thường “bất động” - Tin thị trường - Bài viết

Giá đất bồi thường “bất động”

Giá đất mới, dự kiến áp dụng từ 1-1-2012 trên địa bàn Hà Nội cho bồi thường, hỗ trợ, tái định cư… vẫn chưa thể vượt mức trần 81 triệu đồng/m2. Mức giá này đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng thành phố Hà Nội cũng không thể điều chỉnh tăng thêm vì không đủ thẩm quyền.


Giá đất ở nội thành thấp nhất thuộc địa bàn Dương Nội (Hà Đông)

Giá giảm từ 5%-20%

Kết quả điều tra giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường năm 2011 của liên ngành thành phố Hà Nội cho thấy, giá đất về cơ bản ổn định. Một số vị trí, khu vực có biến động tăng nhưng giá trị không lớn. Một số huyện, xã thuộc thị xã gần trung tâm hầu hết ổn định, cá biệt có khu vực mức giá giảm. Theo đánh giá của UBND TP, bắt đầu từ quý IV-2011 đến nay các giao dịch thành công đạt thấp, giá nhà đất giảm từ 5% -20% so với cuối năm 2010 và đầu năm 2011.

Từ điều tra trên, UBND TP Hà Nội đã xây dựng bảng giá đất mới, trình HĐND TP phê duyệt tại kỳ họp cuối năm (dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12-2011) để áp dụng từ ngày 1-1-2012. Cụ thể, giá đất ở tại một số đường phố, vị trí tuy có sự điều chỉnh, nhưng không vượt quá tỷ lệ vượt mức khung giá Chính phủ quy định. Sau khi điều chỉnh, đất ở tại các quận có giá tối thiểu là 2.340.000 đồng/m2 (đường nhánh của đường 72 qua địa bàn phường Dương Nội - quận Hà Đông). Đáng chú ý, mức giá tối đa vẫn giữ ở mức 81 triệu đồng/m2 (tại các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Lý Thái Tổ - quận Hoàn Kiếm).

Cũng theo UBND TP, giá đất ở khu vực giáp ranh thuộc huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai sau khi điều chỉnh có giá tối thiểu là 2.035.000 đồng/m2, tối đa là 32.400.000 đồng/m2. Tương tự, giá đất ở khu vực đầu mối giao thông tại các huyện Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Mê Linh, Sơn Tây được điều chỉnh theo hướng tiếp cận với giá vượt khung tối đa của Chính phủ. Giá đất ở khu vực đầu mối giao thông của các huyện, thị xã còn lại cơ bản giữ nguyên. Giá đất khu vực này sau điều chỉnh có mức giá tối thiểu là 433.000 đồng/m2 và tối đa là 11.250.000 đồng/m2.

Không thể vượt trần

Trong bối cảnh các doanh nghiệp đang có khó khăn trong sản xuất kinh doanh, TP đề xuất giá đất tại các quận, huyện, thị xã cần giữ nguyên tỷ lệ so với giá đất ở cùng vị trí, đường phố. Theo đó, giá đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị, tại các quận có giá tối đa là 40.500.000 đồng/m2; giá tối thiểu là 1.170.000 đồng/m2. Theo lý giải của UBND TP, giá đất nông nghiệp tại các huyện, thị xã hiện nay đã vượt khung tối đa của Chính phủ tới 20% nên không thể điều chỉnh thêm. Cụ thể, tại các huyện cao nhất là 201.600 đồng/m2 đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm; tại các phường thuộc các quận cao nhất là 252.000 đồng/m2.

Nhìn vào đề xuất giá đất của UBND TP, nhiều cử tri, nhất là các hộ gia đình tại nội thành, nằm trong diện phải di dời để phục vụ GPMB các dự án giao thông - đô thị, không đồng tình với việc mức giá bồi thường “bất động” trong vài năm trở lại đây. Họ cho rằng, trong bối cảnh giá cả biến động rất lớn như hiện nay, với mức lạm phát năm 2011 khoảng 18%, giá đất bồi thường cứ “đứng im” một chỗ là không phù hợp, khiến người bị thu hồi đất, đặc biệt là hộ dân tại các quận, phải chịu thiệt thòi lớn.

Tuy vậy, trao đổi với phóng viên, đại diện HĐND TP Hà Nội cho biết, dù muốn điều chỉnh tăng hơn mức 81 triệu đồng/m2, Hà Nội cũng không thể làm được vì như vậy là trái với quy định hiện hành. Cụ thể, mức giá 81 triệu đồng/m2 đã lên tới kịch trần theo khung giá được Chính phủ cho phép. Theo khung giá này, giá đất ở tối đa tại đô thị, kể cả đô thị loại đặc biệt như Hà Nội, chỉ dừng ở mức 67,5 triệu đồng/m2. Cộng thêm mức điều chỉnh kịch khung 20% thuộc thẩm quyền của các tỉnh, thành phố, mức giá đất ở các địa phương được phép quy định là từ 81 triệu đồng/m2 trở xuống. Điều đáng nói là khung giá đất này đã được ban hành suốt từ năm 2004 và đã được các địa phương thực hiện 7 năm nay. Dù mặt bằng giá nói chung đã biến động rất lớn nhưng từ năm 2004 tới nay, khung giá này vẫn chưa điều chỉnh lần nào.

Chậm công bố chỉ số giá bất động sản

Cục Quản lý Nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng 4 địa phương (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Cần Thơ). Theo đó, Bộ Xây dựng yêu cầu các Sở khẩn trương báo cáo UBND TP sớm có chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng và công bố quy định của địa phương về tính toán chỉ số đánh giá thị trường bất động sản trước ngày 30-11-2011 và gửi báo cáo về Bộ Xây dựng. Theo quy định tại Thông tư số 20/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng hướng dẫn thí điểm xây dựng và công bố một số chỉ số đánh giá thị trường BĐS, 4 địa phương trên phải tổ chức thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu về giá giao dịch, số lượng giao dịch bất động sản, xác định và công bố lần đầu các chỉ số từ quý III-2011. Song, sang giữa quý IV-2011, chưa có địa phương nào thực hiện được yêu cầu trên.

 Theo An Ninh Thủ Đô

 

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa