Gần 200 nhà siêu mỏng, siêu méo sẽ bị thu hồi
Lên kế hoạch “trảm” nhà siêu mỏng, siêu méo từ đầu năm và sau hàng chục cuộc họp, hàng loạt biện pháp được đưa ra, đến nay Hà Nội mới xử lý được gần 40 ngôi nhà. Theo thông tin mới nhất, sẽ có gần 200 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất.
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thống kê của 13/29 quận, huyện, toàn thành phố có khoảng 632 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo kế hoạch, cuối tháng 6, các quận, huyện phải hoàn thành phương án xử lý các nhà siêu mỏng siêu méo. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai gửi hồ sơ phương án các trường hợp hợp khối công trình sang Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định. Các quận khác vẫn đang trong giai đoạn lập phương án hợp khối.
Vẫn theo Sở Xây dựng, trong số 632 nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại trên địa bàn thành phố sẽ có khoảng gần 200 trường hợp bị thu hồi đất theo Quyết định 15 của thành phố. Trong các quận, huyện có nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất, đứng đầu là huyện Từ Liêm với 61 trường hợp bị thu hồi. Tiếp đến là các quận Ba Đình và Đống Đa đều có 60 trường hợp. Các quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đều có 8 trường hợp.
Theo Sở Xây dựng, sau khi thành phố có chủ trương cho phép các hộ có nhà siêu mỏng, siêu méo tự thỏa thuận để hợp khối công trình, đến thời điểm này đã có 21 căn hộ được hợp khối thành công. Hiện thành phố đang thông báo yêu cầu gần 70 hộ khác đủ điều kiện hợp khối công trình tiếp tục hợp khối.
“Đến thời điểm này toàn thành phố đã xử lý được gần 40 nhà siêu mỏng, siêu méo vi phạm trật tự xây dựng khôi phục hiện trạng ban đầu; trong đó, quận “trảm” được nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo nhiều nhất là Thanh Xuân với 30 trường hợp và Cầu Giấy 9 trường hợp. Hiện có 37 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo được các quận đề nghị giữ nguyên hiện trạng”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai kiểm điểm tiến độ việc xử lý nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố chiều 12/8, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND Hà Nội cho rằng, tất cả các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đã xây dựng, đặc biệt là các trường hợp phát sinh sau khi có Quyết định 39 của UBND thành phố có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, do đó phải chỉ rõ trách nhiệm ở đâu chứ cứ tiếp tục đi xử lý hậu quả như hiện nay thì không giải quyết được.
Theo ông Phó Chánh văn phòng, tất cả các công trình khi xây dựng trên địa bàn thành phố đều phải xin phép nên không có chuyện cơ quan quản lý không biết cho nên việc để xảy ra các trường hợp xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo là do các cơ quan chức năng, quản lý đã thiếu kiểm tra, đôn đốc.
“Việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo là việc làm hết sức khó khăn do đó phải nghiêm túc thực hiện. Hiện tiến độ xử lý các ngôi nhà này đang bị chậm cho nên hàng tháng, Sở Xây dựng phải báo tiến độ giải quyết các nhà siêu mỏng, siêu méo lên lãnh đạo thành phố, trong đó nêu ra những khó khăn và đề xuất phương án tháo gỡ để cùng bàn bạc đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất, phấn đấu sớm hoàn thành kế hoạch giải quyết nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố”, ông Phó Chánh văn phòng nói.
Trước đó, báo cáo với lãnh đạo thành phố ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có 533 nhà siêu mỏng, siêu méo tại 29/29 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 200 trường hợp tồn tại trước khi có quyết định 26/2005 của UBND thành phố, 186 trường hợp hình thành sau quyết định 26. Tuy nhiên, hiện còn 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Theo ông Phó Giám đốc Sở, nguyên nhân gây nên tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ở các tuyến đường của thủ đô là do quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khu vực mới mở rộng.
Quá trình phát triển đô thị, mở đường mới chỉ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ. Quy hoạch kiến trúc mặt ngoài tuyến phố cũng chưa có, cũng như việc xử lý đối với phần diện tích đất còn lại sau khi mở đường chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thiếu cơ chế... đã dẫn đến những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2011 sẽ “trảm” hết số nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố.
Báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy, đến thời điểm hiện tại, thống kê của 13/29 quận, huyện, toàn thành phố có khoảng 632 ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo. Theo kế hoạch, cuối tháng 6, các quận, huyện phải hoàn thành phương án xử lý các nhà siêu mỏng siêu méo. Tuy nhiên, đến nay mới có 4 quận: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Hoàng Mai gửi hồ sơ phương án các trường hợp hợp khối công trình sang Sở Quy hoạch Kiến trúc thẩm định. Các quận khác vẫn đang trong giai đoạn lập phương án hợp khối.
Vẫn theo Sở Xây dựng, trong số 632 nhà siêu mỏng, siêu méo đang tồn tại trên địa bàn thành phố sẽ có khoảng gần 200 trường hợp bị thu hồi đất theo Quyết định 15 của thành phố. Trong các quận, huyện có nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất, đứng đầu là huyện Từ Liêm với 61 trường hợp bị thu hồi. Tiếp đến là các quận Ba Đình và Đống Đa đều có 60 trường hợp. Các quận Hai Bà Trưng và Hoàng Mai đều có 8 trường hợp.
Sẽ có khoảng gần 200 nhà siêu mỏng, siêu méo bị thu hồi đất. Ảnh: Xuân Tùng |
Theo Sở Xây dựng, sau khi thành phố có chủ trương cho phép các hộ có nhà siêu mỏng, siêu méo tự thỏa thuận để hợp khối công trình, đến thời điểm này đã có 21 căn hộ được hợp khối thành công. Hiện thành phố đang thông báo yêu cầu gần 70 hộ khác đủ điều kiện hợp khối công trình tiếp tục hợp khối.
“Đến thời điểm này toàn thành phố đã xử lý được gần 40 nhà siêu mỏng, siêu méo vi phạm trật tự xây dựng khôi phục hiện trạng ban đầu; trong đó, quận “trảm” được nhiều nhà siêu mỏng, siêu méo nhiều nhất là Thanh Xuân với 30 trường hợp và Cầu Giấy 9 trường hợp. Hiện có 37 trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo được các quận đề nghị giữ nguyên hiện trạng”, lãnh đạo Sở Xây dựng cho biết.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp triển khai kiểm điểm tiến độ việc xử lý nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố chiều 12/8, ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chánh văn phòng UBND Hà Nội cho rằng, tất cả các trường hợp nhà siêu mỏng, siêu méo đã xây dựng, đặc biệt là các trường hợp phát sinh sau khi có Quyết định 39 của UBND thành phố có trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, do đó phải chỉ rõ trách nhiệm ở đâu chứ cứ tiếp tục đi xử lý hậu quả như hiện nay thì không giải quyết được.
Theo ông Phó Chánh văn phòng, tất cả các công trình khi xây dựng trên địa bàn thành phố đều phải xin phép nên không có chuyện cơ quan quản lý không biết cho nên việc để xảy ra các trường hợp xây dựng nhà siêu mỏng, siêu méo là do các cơ quan chức năng, quản lý đã thiếu kiểm tra, đôn đốc.
“Việc xử lý nhà siêu mỏng, siêu méo là việc làm hết sức khó khăn do đó phải nghiêm túc thực hiện. Hiện tiến độ xử lý các ngôi nhà này đang bị chậm cho nên hàng tháng, Sở Xây dựng phải báo tiến độ giải quyết các nhà siêu mỏng, siêu méo lên lãnh đạo thành phố, trong đó nêu ra những khó khăn và đề xuất phương án tháo gỡ để cùng bàn bạc đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất, phấn đấu sớm hoàn thành kế hoạch giải quyết nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố”, ông Phó Chánh văn phòng nói.
Trước đó, báo cáo với lãnh đạo thành phố ông Nguyễn Khắc Thọ, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, Hà Nội hiện có 533 nhà siêu mỏng, siêu méo tại 29/29 quận, huyện, thị xã. Trong đó, có 200 trường hợp tồn tại trước khi có quyết định 26/2005 của UBND thành phố, 186 trường hợp hình thành sau quyết định 26. Tuy nhiên, hiện còn 147 trường hợp chưa xác định được thời điểm hình thành.
Theo ông Phó Giám đốc Sở, nguyên nhân gây nên tình trạng nhà siêu mỏng, siêu méo ở các tuyến đường của thủ đô là do quy hoạch xây dựng, nhất là quy hoạch chi tiết còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là các khu vực mới mở rộng.
Quá trình phát triển đô thị, mở đường mới chỉ thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng theo chỉ giới đường đỏ. Quy hoạch kiến trúc mặt ngoài tuyến phố cũng chưa có, cũng như việc xử lý đối với phần diện tích đất còn lại sau khi mở đường chưa thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, thiếu cơ chế... đã dẫn đến những ngôi nhà siêu mỏng, siêu méo trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, Hà Nội phấn đấu đến cuối năm 2011 sẽ “trảm” hết số nhà siêu mỏng siêu méo trên địa bàn thành phố.
Theo VnMedia