Dự án hơn 40 tỷ đồng vẫn bỏ - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Dự án hơn 40 tỷ đồng vẫn bỏ - Tin thị trường - Bài viết

Dự án hơn 40 tỷ đồng vẫn bỏ

Mong muốn đưa hết 54 hộ dân ra khỏi vùng lõi Vườn quốc gia Cát Bà, Hải Phòng đã được Chính phủ đầu tư 25 tỷ đồng, TP đối ứng 15 tỷ đồng để di dân đến nơi ở mới.

Dự án hơn 40 tỷ đồng vẫn bỏ  - Ảnh: Nam Khánh.


Tuy nhiên, dự án trị giá hơn 40 tỷ đồng đến nay vẫn nằm phơi nắng gió từ năm 2009…

Phê duyệt nhanh

Năm 2006, hừng hực khí thế quần đảo Cát Bà vừa được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đưa quần đảo Cát Bà trở thành một trong bốn khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam. Với mục tiêu bảo vệ các thảm thực vật, ngăn ngừa hoạt động săn bắn đối với các loài thú, chim, bò sát lưỡng cư, đưa quần đảo Cát Bà tham gia vào mạng lưới nghiên cứu khoa học về môi trường và đa dạng sinh học ... UBND TP Hải Phòng đã lập dự án phải nhanh chóng di chuyển toàn bộ 54 hộ dân trong đó có 31 hộ là công nhân của Lâm trường Cát Bà (nay là Vườn quốc gia Cát Bà) hiện đang sinh sống tại vùng lõi của rừng ra khỏi khu vực này.

Tháng 10-2006, Dự án "tái định cư" xây dựng 54 căn hộ tại xã Trân Châu, huyện Cát Hải được lãnh đạo TP Hải Phòng phê duyệt với tổng mức đầu tư ban đầu lên tới 21 tỷ đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ tới hơn 19 tỷ đồng, các hộ dân hưởng lợi từ dự án phải đóng góp gần 1,5 tỷ đồng.  Dự án được giao cho Chi cục HTX và Phát triển nông thôn (nay là Chi cục Phát triển nông thôn) làm chủ đầu tư.

Có thể gói gọn dự án trong các hạng mục san lấp mặt bằng, xây dựng 54 căn nhà, xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho 54 căn nhà và hệ thống điện sinh hoạt.  Dự án triển khai chưa được bao lâu, năm 2008, UBND TP Hải Phòng quyết định nâng tổng mức đầu tư của dự án lên gần 33 tỷ đồng.

Tới năm 2011, lấy lý do giá nguyên vật liệu được đẩy lên cao, cần điều chỉnh một số hạng mục của công trình, Dự án lần nữa được Hải Phòng nâng giá thành hơn 42 tỷ đồng. Theo báo cáo của Chi cục Phát triển nông thôn, đến năm 2009, sau một thời gian xây dựng "thần tốc", các hạng mục xây dựng cơ bản của dự án như 54 căn nhà "tái định cư"; các hạng mục xây dựng hạ tầng kỹ thuật, xây dựng điện, đường đã cơ bản hoàn thành nhưng dự án vẫn chưa thể đón được người dân về nơi ở mới, các hộ dân vẫn phải kiên trì "bám rừng" bởi theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, giám đốc Chi cục Phát triển nông thôn - Sở NN & PTNT Hải Phòng đánh giá.

Dự án bị thiếu hàng loạt các hạng mục thiết yếu phục vụ nhu cầu tối thiểu của người dân như: Các căn nhà không có công trình bếp, nhà vệ sinh; Hệ thống thoát nước thải khu dân cư xây dựng  cao hơn hệ thống thoát nước của địa phương; Dự án không có hệ thống cung cấp nước sạch; Khu nhà ở nằm giữa vùng đồi núi nhưng thiếu hẳn hạng mục mái kè taluy bảo vệ khu dân cư… Điều đáng nói, hàng loạt thiếu sót cơ bản của dự án đã không được Hải Phòng phát hiện khi phê duyệt dự án.

... thành ẩu

Ông Nguyễn Văn Viêm (78 tuổi), một trong số các hộ dân thuộc diện phải di dời ra khỏi vùng lõi Vườn quốc gia Cát Bà cho biết, gia đình đã ở trong rừng đến nay được 54 năm, kể từ khi nhận được chủ trương di dời ra khỏi rừng, cả nhà rất phấn khởi. Ông Viêm than thở, đã 6 năm, kể từ khi nhận được thông báo sẽ được ra khỏi rừng nhưng vẫn chưa thấy có chuyển biến gì. Chờ đợi được ra chỗ ở mới, gia đình không tôn tạo nhà cũ khiến căn nhà  đang sử dụng bị xuống cấp, dột nát. Mỗi khi mưa bão, các hộ dân lại kéo nhau lên hội trường của Vườn quốc gia Cát Bà ở nhờ.

Chưa hết, 31 hộ dân vốn là công nhân Lâm trường Cát Bà đều tỏ vẻ không đồng tình với chính quyền địa phương, cơ quan chủ quản cũ cũng như Chi cục Phát triển nông thôn. Đến nay, chỉ thấy UBND TP Hải Phòng ra thông báo di dời chỗ ở, trong khi đó, chưa thấy các cấp chính quyền địa phương đề cập đến việc bồi thường, hỗ trợ công sức của người dân trong việc bảo vệ rừng trước khi di chuyển đến chỗ ở mới.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hưng, do tính cấp thiết của Dự án, để khắc phục những "khiếm khuyết" trước đây, năm 2011, TP Hải Phòng đã quyết định "bơm" thêm cho Dự án 15 tỷ đồng, để hoàn thiện các hạng mục còn thiếu. Tuy nhiên, khoản tiền này cũng được TP Hải Phòng "tính cua trong lỗ" khi cho rằng sẽ thu được gần 5 tỷ đồng trong tổng số 15 tỷ đồng, là tiền đấu giá quyền sử dụng nhà và sử dụng đất cho các hộ là đối tượng không được hỗ trợ về nhà ở của Dự án. Theo đánh giá của UBND huyện Cát Hải, tất cả các hộ dân thuộc diện di dời đều có hoàn cảnh hết sức khó khăn, khoản thu này khó thành hiện thực.

Kể từ khi có chủ trương cấp thêm ngân sách, đến nay, Dự án vẫn trong tình trạng giậm chân tại chỗ. Theo ông Hưng, một phần nguyên do tình trạng này là các nhà thầu thi công những hạng mục không chuẩn đã không hợp tác với chủ đầu tư, không tiến hành nghiệm thu công trình.

Dự án chưa tìm được sự đồng thuận, chưa biết đến bao giờ Dự án có tính cấp thiết từ 6 năm trước mới được đưa vào sử dụng, chấm dứt tình trạng cả mấy chục tỷ tiền xây dựng bị bỏ hoang, người dân không có chỗ ở.

Theo PL&XH

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa