Đất Ba Vì: Rẻ cũng chẳng ai hỏi mua
Có lẽ, phải mất một thời gian dài nữa khi hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, cơ sở dịch vụ phát triển, những mảnh đất ven đô có thể sẽ có giá trị sinh lời.
Thời gian đó, các trung tâm môi giới bất động sản dọc tuyến đường Láng- Hòa Lạc; quốc lộ 87… mọc lên như nấm sau mưa, mỗi ngày giao dịch hàng tỷ đồng. Người mua tranh cướp nhau, người bán tấp nập.Thời kỳ sốt, hàng loạt nhà đầu tư ở Hà Nội đổ xô lên Ba Vì tranh mua đất thổ cư, thậm chí đất nông nghiệp cũng bị xẻ bán với giá trên trời.
Trước tháng 1-2010, tại các xã Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh huyện Ba Vì, giá đất thổ cư được chào bán khoảng 2,5-3 triệu đồng/m2. Đất vườn/đất trồng cây lâu năm được chào bán dao động trong khoảng 50-70 triệu đồng/sào. Tuy nhiên đến đầu tháng 5-2010, giá đất thổ cư bị thổi lên 5 - 6 triệu đồng/m2, giá đất vườn trồng cây lâu năm tại đây đã lên đến 150-200 triệu đồng/sào.
Hầu hết mua bán chỉ là các giao dịch viết tay…Tuy nhiên đến thời điểm này giá sụt giảm xuống còn khoảng 0.8 đến 1,3 triệu đồng/m2 đối với đất chưa sổ đỏ, 1,4- 2,5 triệu đồng/m2 đối với đất có sổ đỏ, còn đối với đất trang trại, giá giảm còn 100 - 150 triệu/sào.
Giá đã tụt rất nhiều nhưng cả tháng cũng không tìm ra khách.Chính vì giá rẻ lại hiếm khách hỏi mua vì thế, để hút khách mua, nhiều chủ đất đưa ra chiêu "mua đất khuyến mại đất", tùy vào khách mua ít hay nhiều, mà một số chủ đất ở đây khuyến mại thêm vài ba chục m2 đến cả trăm m2.
Theo người dân ở đây, bây giờ, giá đất ở Ba Vì đứng im không nhúc nhích. Ai đã trót mua thì đành phải giữ lại. Tuy nhiên, hầu hết những miếng đất đấy đều là đất của nông trường, chưa giao về xã quản lý. Cho nên, nguy cơ nhiều người bị mất trắng là điều có thể.Trước thực trạng đại gia "méo mặt" vì "ôm" đất trang trại, nhiều nhà đầu tư cho rằng, nhu cầu mua đất trang trại đã sụt giảm rất nhiều.
Thời gian gần đây, hầu như không có người tìm lên khu vực Ba Vì, sang Đông Anh, Sóc Sơn mua đất làm trang trại, vì với thời buổi kinh tế khủng hoảng như hiện nay, người ta sẽ mang tiền gửi ngân hàng chứ chẳng dại gì đầu tư vào nhà đất.Tuy nhiên, nhìn nhận ở góc độ khác nhiều chuyên gia lại cho rằng, vì áp lực nợ nần, nhiều nhà đầu tư đang phải "cắt lỗ", bán những mảnh đất ở khu vực ven đô đã mua vào thời điểm "sốt" đất.
Thời điểm này có lẽ là cơ hội tốt đối với lớp nhà đầu tư mới tham gia thị trường, khi kỳ vọng vào một thị trường BĐS sôi động trong tương lai.Trước đây, giá đất khu vực ven đô liên tục bị đẩy lên cao hoàn toàn do giới đầu tư và những người dân địa phương lợi dụng thông tin về quy hoạch để thổi giá, còn thực tế giao dịch chỉ tăng thấp. Có lẽ, phải mất một thời gian dài nữa (5-7 năm) khi hạ tầng giao thông hoàn chỉnh, cơ sở dịch vụ phát triển, những mảnh đất ven đô có thể sẽ có giá trị sinh lời.
Theo TTT