Chuyện "người giàu cũng khóc" ở Phú Mỹ Hưng
Nhiều người bỏ tiền tỷ để mua cuộc sống văn minh, tiện nghi ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng đã phải “vỡ mộng” vì phải đương đầu với muôn ngàn nỗi khổ khi dính vào những rắc rối ở đây.
Méo mặt vì bỗng dưng… mất đất
Trong cơn sốt nhà đất 2006 - 2008, mọi người đua nhau mua nhà ở Phú Mỹ Hưng (PMH) rồi mua bán sang tay mà không chú ý đến yếu tố chủ quyền nhà đất. Đến giữa năm 2009, khi cơn sốt nhà đất qua đi, người dân bắt đầu chú ý đến việc làm chủ quyền nhà đất để kinh doanh, cho thuê… thì mới té ngữa ra trước khoản tiền sử dụng đất quá lớn. Có người phải đóng từ 500 - 700 triệu đồng cho căn nhà của mình.
Theo giải thích của đại diện công ty PMH thì đất mà PMH xây nhà bán cho khách hàng là đất công ty đã thuê trong 50 năm. Nhưng theo quy định thủ tục thuê nhà ở, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở, nghĩa vụ tài chính của công ty PMH do UBND TP ban hành thì UBND TPHCM sẽ thu hồi phần đất thuê trên và ra quyết định giao đất tương ứng cho khách hàng mua nhà của Công ty PMH. Và trong hợp đồng mua bán đã quy định rõ đối tượng phải đóng tiền sử dụng đất là khách hàng.
Tuy nhiên, ứng theo các điều khoản quy định tại Nghị định 181 ban hành ngày 29/10/2004 và Nghị định 198 ban hành ngày 3/12/2004 thì đối tượng đóng tiền sử dụng đất phải là chủ đầu tư, tức là công ty PMH. Thế nhưng, sau hơn 2 năm tranh chấp thì UBND TP vẫn ra quyết định phán quyết trách nhiệm đóng tiền sử dụng đất là của người mua nhà đất.
Một cư dân tại PMH than: “Nếu thế là tự dưng chúng tôi mất toi phần đất. Vậy là chúng tôi mua nhà xây trên trời à?!”.
Nỗi lòng của cư dân này cũng có phần đúng. Vì nếu vậy thì những căn hộ mà PMH bán chưa đúng nghĩa là 1 căn nhà, vì nếu là căn nhà thì nó phải nằm trên đất. Nếu nó nằm trên trời mà không có đất thì đó một tổ hợp gạch đá xi măng chứ chưa phải là một căn nhà. Vậy, những tổ hợp gạch đá xi măng mà PMH bán cho khách hàng cao giá quá!
Một lãnh đạo PMH còn an ủi là dù người dân không đóng tiền sử dụng đất, làm giấy chủ quyền thì họ vẫn là chủ sở hữu căn hộ trong vòng 50 năm, vì đây là thời gian PMH đã trả tiền thuê đất. Như vậy, tiền tỷ mà cư dân PMH bỏ ra là để mua quyền sử dụng cái tổ hợp gạch đá, xi măng trong vòng 50 năm. Nếu như vậy thì quả thật là PMH kinh doanh 1 vốn 4 lời, vì giá bán căn hộ của PMH cao gấp mấy lần giá thành xây dựng cái tổ hợp trên.
Chật vật bởi không có sổ hồng
Nhiều cư dân PMH đã và đang chịu đựng nỗi thống khổ vì nhà đã mua từ rất lâu, có khi cả chục năm trời nhưng vẫn không có chủ quyền nên không thể thực hiện bất cứ giao dịch gì liên quan đến những căn nhà không có chủ quyền này.
Thiệt thòi đầu tiên là họ không được phép mua bán nhà mà chỉ có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà thông qua công ty PMH. Nhưng từ khi có Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì cư dân cũng không thể chuyển nhượng hợp đồng thông qua công ty PMH vì quy định phải có chủ quyền mới được chuyển nhượng. Khổ nhất vẫn là những cư dân vay nợ ngân hàng để mua nhà, họ gần như không có lối thoát vì không thể bán nhà để trả nợ.
Nhiều cư dân còn phản ánh là họ phải cho thuê nhà “chui” vì theo quy định của Luật Nhà ở thì nhà ở cho thuê phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới có thể làm giấy phép đăng ký kinh doanh, cho thuê.
Bản hợp đồng mua bán giữa họ và công ty PMH không phải là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu của họ nên cũng không thể đem thế chấp ngân hàng, góp vốn kinh doanh, cho tặng di sản…
Một cư dân ở Hưng Vượng 2 than: “Cũng muốn làm sổ hồng lắm để có thể an tâm giao dịch, kinh doanh đúng pháp luật nhưng kiếm đâu ra mấy trăm triệu để đóng tiền sử dụng đất bây giờ. Tôi phải vay mượn đủ nơi mới có đủ tiền mua căn hộ này, nay tiền vay nợ còn chưa trả xong nữa là…”.
Hiện nay, họ còn đang đứng trước lời “đe dọa” của công ty PMH là: nếu không đóng tiền sử dụng đất trước tháng 11 thì có nguy cơ phải đóng số tiền nhiều gấp 2 – 8 lần mới có được chủ quyền nhà. Kể cũng tội, cư dân ở đô thị văn minh này cũng bị “đày” dữ quá!
Khóc ròng do sổ hồng… 0m2
Một trường hợp ly kỳ đến không thể ly kỳ hơn là khi một cư dân PMH lên diễn đàn Congdongphumyhung than phiền vì anh… đã làm được sổ hồng. Quái lạ! Ai cũng lo lắng không có tiền đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng, anh đã làm được sổ hồng còn khóc cái gì?!
Nhưng nghe kỹ lời anh trần tình, ngẫm nghĩ cũng thấy đáng khóc thật. Bởi với ý định làm sổ hồng để thế chấp ngân hàng lấy tiền làm ăn nên anh cố chạy một khoản tiền để đóng tiền sử dụng đất.
Nào ngờ, khi anh hí hửng đem sổ hồng đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp vay tiền thì nhân viên ngân hàng phán một câu xanh rờn: “Sổ của anh không thể thế chấp”. Lý do rất đơn giản: trong sổ hồng của anh không ghi diện tích sở hữu riêng, trong sơ đồ thể hiện vị trí căn hộ của anh cũng bị đánh dấu là phần diện tích không được công nhận. Như vậy có nghĩa là phần sở hữu riêng của anh là 0m2, 0m2 thì giá trị bao nhiêu mà thế chấp?
Dù giá căn hộ tại PMH lên đến vài chục triệu đồng/m2, để mua căn hộ đó anh cũng mất vài tỷ đồng. Thế nhưng, quyền sở hữu của anh chỉ là 0m2 thì đúng là chẳng có giá trị gì thật. Vậy là, anh không thể vay tiền để làm ăn, tiền vay đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng cũng không biết kiếm đâu ra mà trả nợ. Không khóc ròng mới lạ!
Có lẽ, những câu chuyện này có thể xếp vào danh sách những câu chuyện “người giàu cũng khóc” ở Việt Nam.
Có tiền mua nhà Phý Mỹ Hưng chưa chắc đã sướng
Méo mặt vì bỗng dưng… mất đất
Trong cơn sốt nhà đất 2006 - 2008, mọi người đua nhau mua nhà ở Phú Mỹ Hưng (PMH) rồi mua bán sang tay mà không chú ý đến yếu tố chủ quyền nhà đất. Đến giữa năm 2009, khi cơn sốt nhà đất qua đi, người dân bắt đầu chú ý đến việc làm chủ quyền nhà đất để kinh doanh, cho thuê… thì mới té ngữa ra trước khoản tiền sử dụng đất quá lớn. Có người phải đóng từ 500 - 700 triệu đồng cho căn nhà của mình.
Theo giải thích của đại diện công ty PMH thì đất mà PMH xây nhà bán cho khách hàng là đất công ty đã thuê trong 50 năm. Nhưng theo quy định thủ tục thuê nhà ở, bán nhà ở, chuyển quyền sử dụng đất ở, nghĩa vụ tài chính của công ty PMH do UBND TP ban hành thì UBND TPHCM sẽ thu hồi phần đất thuê trên và ra quyết định giao đất tương ứng cho khách hàng mua nhà của Công ty PMH. Và trong hợp đồng mua bán đã quy định rõ đối tượng phải đóng tiền sử dụng đất là khách hàng.
Tuy nhiên, ứng theo các điều khoản quy định tại Nghị định 181 ban hành ngày 29/10/2004 và Nghị định 198 ban hành ngày 3/12/2004 thì đối tượng đóng tiền sử dụng đất phải là chủ đầu tư, tức là công ty PMH. Thế nhưng, sau hơn 2 năm tranh chấp thì UBND TP vẫn ra quyết định phán quyết trách nhiệm đóng tiền sử dụng đất là của người mua nhà đất.
Một cư dân tại PMH than: “Nếu thế là tự dưng chúng tôi mất toi phần đất. Vậy là chúng tôi mua nhà xây trên trời à?!”.
Nỗi lòng của cư dân này cũng có phần đúng. Vì nếu vậy thì những căn hộ mà PMH bán chưa đúng nghĩa là 1 căn nhà, vì nếu là căn nhà thì nó phải nằm trên đất. Nếu nó nằm trên trời mà không có đất thì đó một tổ hợp gạch đá xi măng chứ chưa phải là một căn nhà. Vậy, những tổ hợp gạch đá xi măng mà PMH bán cho khách hàng cao giá quá!
Một lãnh đạo PMH còn an ủi là dù người dân không đóng tiền sử dụng đất, làm giấy chủ quyền thì họ vẫn là chủ sở hữu căn hộ trong vòng 50 năm, vì đây là thời gian PMH đã trả tiền thuê đất. Như vậy, tiền tỷ mà cư dân PMH bỏ ra là để mua quyền sử dụng cái tổ hợp gạch đá, xi măng trong vòng 50 năm. Nếu như vậy thì quả thật là PMH kinh doanh 1 vốn 4 lời, vì giá bán căn hộ của PMH cao gấp mấy lần giá thành xây dựng cái tổ hợp trên.
Chật vật bởi không có sổ hồng
Nhiều cư dân PMH đã và đang chịu đựng nỗi thống khổ vì nhà đã mua từ rất lâu, có khi cả chục năm trời nhưng vẫn không có chủ quyền nên không thể thực hiện bất cứ giao dịch gì liên quan đến những căn nhà không có chủ quyền này.
Thiệt thòi đầu tiên là họ không được phép mua bán nhà mà chỉ có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà thông qua công ty PMH. Nhưng từ khi có Nghị định 71/2010/NĐ-CP và Thông tư số 16/2010/TT-BXD thì cư dân cũng không thể chuyển nhượng hợp đồng thông qua công ty PMH vì quy định phải có chủ quyền mới được chuyển nhượng. Khổ nhất vẫn là những cư dân vay nợ ngân hàng để mua nhà, họ gần như không có lối thoát vì không thể bán nhà để trả nợ.
Nhiều cư dân còn phản ánh là họ phải cho thuê nhà “chui” vì theo quy định của Luật Nhà ở thì nhà ở cho thuê phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở mới có thể làm giấy phép đăng ký kinh doanh, cho thuê.
Bản hợp đồng mua bán giữa họ và công ty PMH không phải là giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu của họ nên cũng không thể đem thế chấp ngân hàng, góp vốn kinh doanh, cho tặng di sản…
Một cư dân ở Hưng Vượng 2 than: “Cũng muốn làm sổ hồng lắm để có thể an tâm giao dịch, kinh doanh đúng pháp luật nhưng kiếm đâu ra mấy trăm triệu để đóng tiền sử dụng đất bây giờ. Tôi phải vay mượn đủ nơi mới có đủ tiền mua căn hộ này, nay tiền vay nợ còn chưa trả xong nữa là…”.
Hiện nay, họ còn đang đứng trước lời “đe dọa” của công ty PMH là: nếu không đóng tiền sử dụng đất trước tháng 11 thì có nguy cơ phải đóng số tiền nhiều gấp 2 – 8 lần mới có được chủ quyền nhà. Kể cũng tội, cư dân ở đô thị văn minh này cũng bị “đày” dữ quá!
Khóc ròng do sổ hồng… 0m2
Một trường hợp ly kỳ đến không thể ly kỳ hơn là khi một cư dân PMH lên diễn đàn Congdongphumyhung than phiền vì anh… đã làm được sổ hồng. Quái lạ! Ai cũng lo lắng không có tiền đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng, anh đã làm được sổ hồng còn khóc cái gì?!
Nhưng nghe kỹ lời anh trần tình, ngẫm nghĩ cũng thấy đáng khóc thật. Bởi với ý định làm sổ hồng để thế chấp ngân hàng lấy tiền làm ăn nên anh cố chạy một khoản tiền để đóng tiền sử dụng đất.
Nào ngờ, khi anh hí hửng đem sổ hồng đến ngân hàng làm thủ tục thế chấp vay tiền thì nhân viên ngân hàng phán một câu xanh rờn: “Sổ của anh không thể thế chấp”. Lý do rất đơn giản: trong sổ hồng của anh không ghi diện tích sở hữu riêng, trong sơ đồ thể hiện vị trí căn hộ của anh cũng bị đánh dấu là phần diện tích không được công nhận. Như vậy có nghĩa là phần sở hữu riêng của anh là 0m2, 0m2 thì giá trị bao nhiêu mà thế chấp?
Dù giá căn hộ tại PMH lên đến vài chục triệu đồng/m2, để mua căn hộ đó anh cũng mất vài tỷ đồng. Thế nhưng, quyền sở hữu của anh chỉ là 0m2 thì đúng là chẳng có giá trị gì thật. Vậy là, anh không thể vay tiền để làm ăn, tiền vay đóng tiền sử dụng đất để làm sổ hồng cũng không biết kiếm đâu ra mà trả nợ. Không khóc ròng mới lạ!
Có lẽ, những câu chuyện này có thể xếp vào danh sách những câu chuyện “người giàu cũng khóc” ở Việt Nam.
Theo Dân Trí