Chênh địa tô, chủ đầu tư hưởng lợi - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

Chênh địa tô, chủ đầu tư hưởng lợi - Tin thị trường - Bài viết

Chênh địa tô, chủ đầu tư hưởng lợi

Một dự án kéo dài đã chục năm, nhưng không hiểu vì sao, chủ đầu tư vẫn được phép bồi thường cho người dân với cái giá cách đây 10 năm.

Trong lúc đó, giá đất tăng từng ngày theo thị trường. Chênh lệch giữa cái giá bồi thường lạc hậu cho dân, với giá đất thị trường đang tăng, chủ đầu tư dự án đã bỏ túi khoản chênh lệch địa tô hàng ngàn tỉ đồng. Quả là một bất công cho những người dân bị giải toả…

Chủ đầu tư hưởng lợi

Ngay khi dự án sân golf An Phú, quận 2, trong giai đoạn manh nha, tại văn bản chấp thuận số 185/CTDA-KHĐT-VX ngày 7.12.2000, Sở Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) TP đã quy định rất rõ: “Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành chức năng có liên quan để thực hiện việc đền bù nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân”.

Trên cơ sở này, ngày 12.1.2001, Chính phủ mới giao 137,4ha đất cho Cty CP đầu tư và phát triển Sài Gòn (SDI) để xây dựng sân golf An Phú. Mặc dù quy định là đền bù cho dân theo thỏa thuận, nhưng trên thực tế, thủ tục đền bù cho dân tại dự án này lại... vòng vo. Ngày 25.3.2003, Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng quận 2 lại lập phương án đền bù theo Nghị định 22/1998, áp giá bồi thường theo diện các dự án công trình công cộng, an ninh - quốc phòng...

/uploads/articles/2011/04/1302748910-166499.jpg
Dự án sân golf An Phú kéo dài 10 năm vẫn chưa xong.


Theo đó, giá đất mặt tiền đường Đỗ Xuân Hợp là 150.000 đồng/m2, đất không mặt tiền là 76.000 đồng/m2. Đáng nói, mức giá này lại là giá đất của năm 1995, chỉ bằng 1/10 giá thị trường của năm 2003. Mặc dù vậy, chủ đầu tư là Cty SDI vẫn không thể nào giải quyết bồi thường xong cho dân; dẫn tới năm 2007, giá đất ngày một tăng cao.   

Sở KHĐT đã buộc phải thừa nhận: “Hiện tại giá đền bù đất nông nghiệp tại khu vực này theo giá thị trường mà các chủ đầu tư bồi thường cho dân từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng/m2”. Năm 2008, tại một số dự án khác lân cận, mức giá bồi thường ở khu vực này đã là 7,8 triệu đồng/m2 đối với đất mặt tiền, đất không mặt tiền là 5,5 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên, không hiểu tại sao, các mức giá bồi thường của SDI cho dân vẫn bình chân như vại. Người ta tính, với mức giá bồi thường bình quân 5 triệu đồng/m2, sau nhiều năm trì trệ không đền bù, SDI đã ẵm trọn 6.200 tỉ đồng, gấp 42 lần tổng vốn đầu tư dự án mà SDI được phê duyệt năm 2000. Nếu tính giá đất theo thị trường trên tuyến đường Đỗ Xuân Hợp, là 28 triệu đồng/m2, thì chỉ sau 10 năm trì trệ chưa bồi thường, SDI sẽ hốt một khoản chênh lệch địa tô... hàng chục ngàn tỉ đồng.

Chênh lệch địa tô rõ ràng như vậy, nhưng thật lạ lùng, năm 2008, khi áp giá bồi thường cho dân, SDI vẫn theo phương án bồi thường năm 2003 (?), với mức 150.000 đồng/m2 – chỉ bằng 1/20 – 1/30 giá thị trường. Và, năm 2010, trong khi giá đất nông nghiệp các dự án liền kề được tính là 6 triệu đồng/m2, thì SDI chỉ bồi thường cho dân có 870.000 đồng/m2 – chỉ bằng 1/7 giá thị trường.

Ưu ái chủ đầu tư, tại sao?

Trong khi quá trình kéo dài dự án, cũng là hành trình chủ đầu tư đã nỗ lực mọi cách “hóa giải” văn bản 185 của Sở KHĐT, nhằm xóa dấu tích bồi thường theo thỏa thuận với dân. Cụ thể: Ngày 6.10.2005, SDI đề nghị thay đổi phương thức đền bù vốn quy định thỏa thuận tại văn bản 185. Thay vào đó, SDI xin được đền bù áp đặt, với mức giá rẻ hơn... Thấy không ổn, ngày 1.11.2005, UBND quận 2 đã có văn bản số 3506/UBND-ĐT gửi SDI khẳng định: SDI phải “tự thương lượng thỏa thuận sang nhượng trực tiếp với các hộ dân có đất, vật kiến trúc, hoa màu trong dự án”.

/uploads/articles/2011/04/1302748910-875462.jpg
Người dân thua thiệt với mức giá bồi thường lạc hậu cách đây hơn 10 năm. Ảnh: Đ.A


Tuy nhiên, Sở Tài chính đã... “cứu bồ” SDI bằng văn bản số 10442/TC-BVG ngày 19.12.2005, khi cho phép SDI thay đổi phương thức bồi thường. Theo Sở Tài chính, dự án này đã có phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, nên việc cho phép chủ đầu tư tự thương lượng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ làm ảnh hưởng đến các dự án đầu tư khác trong khu vực(?!). Điều này đồng nghĩa, Sở Tài chính khác nào tạo điều kiện cho SDI hốt hàng ngàn tỉ đồng tiền chênh lệch địa tô.

Câu hỏi đặt ra, tại sao lại có sự ưu ái cho SDI như vậy? Tại sao trong cùng dự án, quy định của Sở KHĐT, chỉ đạo của UBND quận 2 và văn bản tham mưu của Sở Tài chính lại trái ngược nhau(?) v.v... Chưa kể sự ưu ái bất bình thường cho chủ đầu tư sân golf An Phú còn thể hiện ở chỗ: Trong khu đất 22ha, nằm trong dự án, SDI thiết kế lúc đầu là 50 căn biệt thự. Nhưng mới đây, SDI xin điều chỉnh lên 325 căn biệt thự, nhà liên kế sân vườn...

Đáng nói, trong 112,5ha dành cho sân golf đã  được phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, SDI còn xin xây dựng cả khách sạn 14 tầng, với 400 phòng nghỉ và  khu spa rộng 4.000m2... Với quá nhiều “ưu ái”, vẽ đường không trên cơ sở pháp lý thực tế nào trong dự án sân golf An Phú, người ta có quyền nghi ngờ: Có gì đó không minh bạch tại dự án kéo dài hơn một thập kỷ này? Hàng ngàn tỉ đồng có được do chênh lệch địa tô, những khoản lợi nhuận kếch sù nhờ tăng thêm số lượng bất động sản trong cái gọi là dự án sân golf An Phú sẽ vào túi ai?

Theo Lao Động

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa