BĐS phía Bắc đang chuyển biến
Dù vẫn còn tâm lý dè dặt trước việc NHNN xóa bỏ lệnh “cấm vận” tín dụng nhưng thị trường BĐS phía Bắc đã bắt đầu có những chuyển động tích cực. Theo các chuyên gia, một khi niềm tin trong giới đầu tư quay lại, thị trường chắc chắn sẽ đi lên.
Rút tiền chỗ đọng
Việc dự án Hà Nội Time Towers của chủ đầu tư CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVCR) bị khách hàng đòi rút vốn đang làm “nóng” thị trường BĐS những ngày qua. Theo khách hàng, dự án không chỉ bị chậm cả năm trời (cho đến nay Hà Nội Time Tower vẫn chưa xong phần móng) mà chủ đầu tư còn thiếu tôn trọng khách hàng.
Cụ thể, PVCR đã đơn phương giữ toàn bộ hợp đồng đặt cọc quyền mua của khách hàng, chỉ giao giấy biên nhận cho nhà đầu tư. Dự án bị chậm nhưng khách hàng thậm chí không nhận được thông tin nào từ phía chủ đầu tư, tất cả thông tin về tiến độ thi công, thời điểm bàn giao nhà cũng vô cùng mù mờ.
Động thái trên của khách hàng mua căn hộ tại Hà Nội Time Towers được xem là khởi đầu cho xu hướng khách hàng quay lưng với các dự án chậm tiến độ khi thị trường đã có những tín hiệu tốt lên.
Trên thực tế, ngay từ thời điểm giữa năm 2011, xu hướng các nhà đầu tư đồng loạt đòi rút vốn khỏi các dự án chậm tiến độ để bảo toàn vốn đã manh nha xuất hiện.
Điển hình như vụ việc tại 2 dự án Mulberry Lane Hà Đông và khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội). Tại thời điểm đó, trong bối cảnh thị trường BĐS đi xuống và rất khó khăn, không đủ tiền để đầu tư tiếp nhưng cũng không thể bán hàng, việc “tháo chạy” khỏi thị trường bằng cách rút vốn về từ các dự án chậm tiến độ được xem như lựa chọn khôn ngoan của các nhà đầu tư.
Theo nhiều chuyên gia, xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục từ nay đến cuối năm 2012 bởi tín dụng đã được nới, giá BĐS lại đang giảm mạnh. Bối cảnh chung đó sẽ khiến các nhà đầu tư tính đến phương án rút khỏi các dự án đang sa lầy để đầu tư vào những dự án khả thi hơn.
Mặt khác, nhiều dự án mới giảm giá bán ra thị trường nhưng lại không chấp nhận giảm giá cho các khách hàng đã góp vốn, đặt cọc mua nhà trước đó khiến nhiều khách hàng bức xúc.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CenGroup, trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đã tỉnh táo hơn rất nhiều. Họ thường tìm đến những chủ đầu tư có uy tín, lựa chọn dự án đã xây xong hoặc đã hoàn thành phần móng mới nộp tiền theo đúng quy định của pháp luật. Những dự án chậm hoặc chủ đầu tư không có uy tín sẽ không còn "đất sống" trên thị trường BĐS.
Đổ tiền chỗ “ấm”
Dù các sàn giao dịch BĐS vẫn chật vật xoay xở vì người mua thờ ơ nhưng trên thị trường đã có những tín hiệu lạc quan. Điều này cho thấy dù các nhà đầu tư vẫn ở trạng thái nghe ngóng nhưng không hề quay lưng với thị trường.
Theo anh Nguyễn Ngọc Minh, một nhà đầu tư ở Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, thị trường hiện nay chưa thể coi là tốt nhưng nếu có tiền để đầu tư thì cũng có thể mua được.
Theo lý giải của anh Minh, tại khu vực Hà Đông đã có những dự án được giao dịch quanh ngưỡng 15-16 triệu đồng/m2, thậm chí nhiều dự án tốt, đã xây 3-4 tầng giá cũng chỉ trên 20 triệu đồng/m2.
“Các dự án chậm tiến độ đa phần đều do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính do nguồn vốn ít, đầu tư dàn trải hay thậm chí là lừa đảo huy động vốn khi dự án mới chỉ còn trên giấy. Một số dự án tốt, chủ đầu tư tốt thì thậm chí trong khi thị trường đóng băng họ vẫn có thể hoàn thành. Đó là những dự án nên đầu tư trong thời điểm hiện nay” - anh Minh nói.
Một tín hiệu rõ rệt hơn là sự “ấm áp” của BĐS phía Đông Hà Nội những ngày vừa qua. Giá đất nền, đất thổ cư, đất dự án đều có chuyển động tăng giá và được người mua quan tâm.
Thậm chí, đất thổ cư tại một số khu vực quanh cầu Vĩnh Tuy đã tăng giá đến 20-30%, xoay quanh mức 40 triệu đồng/m2. Một số dự án như Sài Đồng, Vincom Village, Ecopark, Việt Hưng… cũng đang được người mua quan tâm tìm hiểu.
Hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng với việc giá nhà đất dễ chịu hơn so với phía Tây và khu vực trung tâm là những lý do mà thị trường BĐS phía Đông nhanh chóng khởi sắc khi có những tín hiệu tốt từ ngân hàng.
Rút tiền chỗ đọng
Việc dự án Hà Nội Time Towers của chủ đầu tư CTCP Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí (PVCR) bị khách hàng đòi rút vốn đang làm “nóng” thị trường BĐS những ngày qua. Theo khách hàng, dự án không chỉ bị chậm cả năm trời (cho đến nay Hà Nội Time Tower vẫn chưa xong phần móng) mà chủ đầu tư còn thiếu tôn trọng khách hàng.
Động thái loại trừ một số đối tượng ra khỏi lĩnh vực không khuyến khích cho vay, trong đó có lĩnh vực BĐS, đã giải phóng cho cả người bán lẫn người mua được tiếp cận vốn vay ngân hàng sau một thời gian dài chật vật. Dù chưa phải là biện pháp triệt để giải quyết bài toán thị trường BĐS hiện nay, nhưng động thái này giúp cho các chủ đầu tư và cả khách hàng có niềm tin hơn vào sự dài hạn của thị trường. GS. ĐẶNG HÙNG VÕ |
Động thái trên của khách hàng mua căn hộ tại Hà Nội Time Towers được xem là khởi đầu cho xu hướng khách hàng quay lưng với các dự án chậm tiến độ khi thị trường đã có những tín hiệu tốt lên.
Trên thực tế, ngay từ thời điểm giữa năm 2011, xu hướng các nhà đầu tư đồng loạt đòi rút vốn khỏi các dự án chậm tiến độ để bảo toàn vốn đã manh nha xuất hiện.
Điển hình như vụ việc tại 2 dự án Mulberry Lane Hà Đông và khu đô thị Vân Canh (Hoài Đức, Hà Nội). Tại thời điểm đó, trong bối cảnh thị trường BĐS đi xuống và rất khó khăn, không đủ tiền để đầu tư tiếp nhưng cũng không thể bán hàng, việc “tháo chạy” khỏi thị trường bằng cách rút vốn về từ các dự án chậm tiến độ được xem như lựa chọn khôn ngoan của các nhà đầu tư.
Theo nhiều chuyên gia, xu hướng này chắc chắn sẽ còn tiếp tục từ nay đến cuối năm 2012 bởi tín dụng đã được nới, giá BĐS lại đang giảm mạnh. Bối cảnh chung đó sẽ khiến các nhà đầu tư tính đến phương án rút khỏi các dự án đang sa lầy để đầu tư vào những dự án khả thi hơn.
Mặt khác, nhiều dự án mới giảm giá bán ra thị trường nhưng lại không chấp nhận giảm giá cho các khách hàng đã góp vốn, đặt cọc mua nhà trước đó khiến nhiều khách hàng bức xúc.
Theo ông Phạm Thanh Hưng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn CenGroup, trong thời điểm hiện tại, nhà đầu tư đã tỉnh táo hơn rất nhiều. Họ thường tìm đến những chủ đầu tư có uy tín, lựa chọn dự án đã xây xong hoặc đã hoàn thành phần móng mới nộp tiền theo đúng quy định của pháp luật. Những dự án chậm hoặc chủ đầu tư không có uy tín sẽ không còn "đất sống" trên thị trường BĐS.
Đổ tiền chỗ “ấm”
Dù các sàn giao dịch BĐS vẫn chật vật xoay xở vì người mua thờ ơ nhưng trên thị trường đã có những tín hiệu lạc quan. Điều này cho thấy dù các nhà đầu tư vẫn ở trạng thái nghe ngóng nhưng không hề quay lưng với thị trường.
Theo anh Nguyễn Ngọc Minh, một nhà đầu tư ở Quan Nhân, Thanh Xuân, Hà Nội, thị trường hiện nay chưa thể coi là tốt nhưng nếu có tiền để đầu tư thì cũng có thể mua được.
BĐS phía Đông Hà Nội đang có dấu hiệu "ấm" dần.
Theo lý giải của anh Minh, tại khu vực Hà Đông đã có những dự án được giao dịch quanh ngưỡng 15-16 triệu đồng/m2, thậm chí nhiều dự án tốt, đã xây 3-4 tầng giá cũng chỉ trên 20 triệu đồng/m2.
“Các dự án chậm tiến độ đa phần đều do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính do nguồn vốn ít, đầu tư dàn trải hay thậm chí là lừa đảo huy động vốn khi dự án mới chỉ còn trên giấy. Một số dự án tốt, chủ đầu tư tốt thì thậm chí trong khi thị trường đóng băng họ vẫn có thể hoàn thành. Đó là những dự án nên đầu tư trong thời điểm hiện nay” - anh Minh nói.
Một tín hiệu rõ rệt hơn là sự “ấm áp” của BĐS phía Đông Hà Nội những ngày vừa qua. Giá đất nền, đất thổ cư, đất dự án đều có chuyển động tăng giá và được người mua quan tâm.
Thậm chí, đất thổ cư tại một số khu vực quanh cầu Vĩnh Tuy đã tăng giá đến 20-30%, xoay quanh mức 40 triệu đồng/m2. Một số dự án như Sài Đồng, Vincom Village, Ecopark, Việt Hưng… cũng đang được người mua quan tâm tìm hiểu.
Hạ tầng ngày càng hoàn thiện cùng với việc giá nhà đất dễ chịu hơn so với phía Tây và khu vực trung tâm là những lý do mà thị trường BĐS phía Đông nhanh chóng khởi sắc khi có những tín hiệu tốt từ ngân hàng.
Theo ĐTTC