"Nhà nước nên mua lại đất chứ đừng thu hồi" - Tin thị trường - Bài viết
Tin tức | Kiến trúc thiết kế | Kiến thức tra cứu | Phong thủy | Công ty địa ốc | Thế giới quanh ta | Hỏi chuyên gia

"Nhà nước nên mua lại đất chứ đừng thu hồi" - Tin thị trường - Bài viết

"Nhà nước nên mua lại đất chứ đừng thu hồi"

Ở nước ngoài, khi lấy đất của dân, nhà nước phải đi mua lại đất chứ không thu hồi như ở ta. Nhà nước cũng là đối tượng tham gia vào thị trường bất động sản nhưng có quyền tiên mãi, tức là quyền được mua trước.


Biết bao diện tích đất nhà nước giao cho các cơ quan, DN nhà nước đã bị sử dụng một cách lãng phí. Nhiều đơn vị còn đem bán, cho thuê lại với giá cao gấp nhiều lần mức giá họ trả cho nhà nước, kiếm lời lớn trên mảnh đất vốn không phải của họ.


GS-TSKH Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT chia sẻ xung quanh phản biện: "Có nên cho sở hữu tư nhân về đất đai?" đang được dự luận hết sức quan tâm.

Theo ông Võ, khi người dân có mảnh đất cần bán, họ phải khai báo với cơ quan nhà nước và đưa ra mức giá cụ thể. Khi thấy giá cả hợp lý, nhà nước tiến hành mua. Nếu nhà nước không mua thì người dân mới có quyền bán cho người khác.

Hiện nay khi giá đất liên tục tăng thì tình trạng lạm dụng sự mù mờ về quyền sở hữu đất đai để mưu cầu lợi ích riêng càng ghê gớm, tạo nên biết bao điều nhức nhối trong xã hội.

Cùng với quá trình đô thị hóa, việc thu hồi đất đã diễn ra ồ ạt ở các vùng ven đô và nhiều nơi khác cho các dự án, công trình. Số đất bị thu hồi thường rơi vào đất nông nghiệp khiến hàng vạn hộ dân mất đất, mất nơi sinh sống, mất kế sinh nhai. Trong nhiều trường hợp, họ chỉ được nhận tiền bồi thường rất thấp so với giá thị trường.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, vì không được công nhận quyền sở hữu về đất đai nên người dân không có quyền từ chối việc bị thu hồi đất. Họ cũng không thể mặc cả trên nguyên tắc thuận mua vừa bán với người muốn lấy đất của mình.

"Người dân buộc phải giao đất cho nhà nước với mức giá và điều kiện do nhà nước đưa ra. Chưa kể còn có tình trạng doanh nghiệp, cá nhân dựa vào thế lực hoặc mối quan hệ thân quen với quan chức ép người dân phải nhận tiền bồi thường” , bà Phạm Chi Lan nêu một thực tế.

Theo GS-TSKH Đặng Hùng Võ, căn nguyên của tình trạng trên là do quyền của nhà nước đối với đất đai còn quá lớn, quá rộng. Hiện quyền thu hồi đất được áp dụng khá rộng rãi trong các dự án công trình công cộng, dự án xây trụ sở cơ quan nhà nước, thậm chí với cả các dự án kinh tế đáp ứng một số điều kiện.
 
“Trong khi đó, ở nhiều nước chính quyền chỉ có quyền thu hồi đất trong trường hợp cần sử dụng cho mục đích công cộng. Trong trường hợp ấy, nhà nước cũng phải dùng tiền ngân sách để mua lại đất của dân” - ông Võ nhấn mạnh.

Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc phân tích: “Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai, nhà nước có quyền quản lý, đó là thứ đặc quyền. “Ông xã”, “ông huyện”, “ông tỉnh”, “ông trung ương” có quyền quá lớn dẫn đến việc lạm dụng quyền đó một cách tràn lan và tạo ra tiêu cực.

Đó cũng là điều khiến bộ máy nhà nước dễ bị tha hóa vì quyền lực của nó quá lớn trên một lĩnh vực quá quan trọng.

Sở hữu toàn dân đối với đất đai, trong một số trường hợp đã hợp lý hóa sự bất công, hợp thức hóa sự tước đoạt, hợp thức hóa việc chuyển mục đích sử dụng trái phép. Đó là điều cần phải suy nghĩ!”.


Lệ Hà (tổng hợp)
Theo Pháp luật TP HCM

Dự án bất động sản nổi bật

Chung cư cao cấp Golden Land Building

Dự án tổ hợp trung tâm thương mại - dịch vụ - nhà ở Golden Land Building, Hà Nội do Công ty CP Thương mại Hưng Việt (thuộc Tập đoàn

Căn hộ cao cấp Kim Tâm Hải

Dự án nằm tại quận 12, TP HCM gồm 16 tầng với 168 căn hộ (diện tích từ 6 đến 116 m2, 2 hoặc 3 phòng ngủ) thiết kế theo

Cao ốc căn hộ Ngọc Lan

Ngọc Lan Apartment tại TP HCM được xây dựng trên khuôn viên rộng khoảng 5.400 m2 là tòa nhà cao 18 tầng với 275 căn hộ diện tích từ 53

Trung tâm Thương mại Lái Thiêu

Trung tâm thương mại Lái Thiêu tại thị trấn Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương có tổng diện tích hơn 77.700 m2 với vốn đầu tư 900 tỷ đồng. Công ty địa